PDA

View Full Version : Khảo về tiền thông dụng thời Nguyễn


adlienphuong
08-06-2012, 02:49 PM
<font size="2">(Sưu Tầm tin tức)</font><br />
<font size="4"><br />
Nói đến tiền tệ triều Nguyễn, cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào trên thế giới có thể mô tả và bàn luận hết các loại tiền của thời đại này…<br />
- Về chính trị lịch sử, đây là triều đại phong kiến cuối cùng có nhiều biến cố trọng đại nên tiền tệ giai đoạn này - đặc biệt khác hẳn tiền tệ thời trước - gắn liền với lịch sử triều đại.<br />
- Về kinh tế xã hội đương thời, nổi bật là kinh tế hàng hoá, giao lưu thương mãi mở rộng nên tiền tệ cũng phát triển phù hợp với nền kinh tế đang phát triển.<br />
- Lại nữa, văn hoá nghệ thuật đương triều đạt đến đỉnh cao nên các loại hình tiền tệ cũng thay đổi rất nhiều.<br />
Mối liên quan tương hỗ giữa ba yếu tố trên, khắc nét đậm lên mặt tiền tệ, làm tiền tệ thời đai này cực kỳ phong phú và đa dạng nhất trong lịch sử tiền tệ Việt.Chúng gồm các hệ thống:<br />
<br />
1, Tiền của triều đình phát hành, gồm các loại :<br />
- Tiền thông dụng dân gian.<br />
- Các loại hoá tệ như thoi vàng nén bạc.<br />
- Các loại tiền được đúc để ban thưởng các công thần bằng vàng, bạc, đồng, kể cả các loại huy chương…<br />
<br />
2, các loại tiền của chính quyền Pháp phát hành, tức là tiền của Ngân hàng<br />
Đông Dương (Banque de l’Indochine) gồm hai loại :<br />
- Các hệ thống tiền đúc và đồng bạc thương mãi (Piastre de commerce).<br />
- Các hệ thống tiền giấy.<br />
<br />
Để bàn hết các loại tiền trên, đây là một vấn đề vô cùng rộng lớn, trong giới hạn khảo cứu này, tôi chỉ xin giới thiệu phần tiền thông dụng dân gian…<br />
<br />
</font>

vhungco
08-06-2012, 02:49 PM
<font size="4"><b><font color="Blue">TIỀN THỜI GIA LONG (1802-1819):</font></b><br />
<br />
Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh lấy niên hiệu Gia Long, bắt đầu cho đúc tiền để dân gian thông dụng, nhưng mãi đến năm 1816 mới thật sự có chiếu ban bố tiền Gia Long Thông Bảo và thu hồi các loại tiền Tây Sơn… Đại Nam Thực Lục cho biết: ”Quý Hợi, năm Gia Long thứ 2 (1803)… Tháng 6… Bắt đầu đúc tiền Gia Long Thông Bảo. Sai cai đội Cáp Văn Cẩn trông coi công việc. Đúc xong đưa 1000 đồng ra Bắc Thành để đúc theo cho có quy thức nhất định. (Mẫu tiền, mỗi đồng đường kính 5 phân 5 ly, mỗi quan tiền nặng 2 cân 4 lạng)”. Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ cho biết thêm: “Gia Long năm thứ 2, đặt trường đúc tiền ở Bắc Thành… chiếu theo mẫu tiền mới ban ra đúc tiền Gia Long Thông Bảo…”.<br />
Tuy lệnh đúc có qui thức nhưng tiền Gia Long Thông Bảo được tìm thấy có nhiều kích cỡ chứng tỏ được đúc nhiều khuôn, nhiều lần:<br />
<br />
1, Loại lớn, đường kính 24mm, mặt lưng không có dấu hiệu gì ngoài gờ viền. Loại này được truy đúc năm 1823 như Minh Mạng Chính Yếu chép: ”Minh Mạng năm thứ 4 (1823), Dụ rằng… Trẫm nghĩ hoàng khảo Thế Tổ Cao Hoàng Đế ta thần công thánh đức tỏ bày trong vũ trụ, nên để mỹ hiệu ấy còn sáng tỏ đến nghìn năm. Vậy sắc cho phần việc truy đúc tiền đồng lớn hiệu Gia Long Thông Bảo 10.000 quan…”.<br />
2, Các loại nhỏ đường kính từ 20-22mm, mặt lưng chỉ có gờ viền.<br />
3, Mặt lưng có đúc nổi một điểm sao cạnh lỗ vuông, như vậy, nếu phân loại chi tiết hơn thì sẽ có 4 loại có điểm sao ở 4 cạnh của lỗ vuông.<br />
4, Mặt lưng có hai vành lưỡi liềm, lưng đối diện qua lỗ vuông, như vậy sẽ có hai loại: hai vành lưỡi liềm ở vị trí trên - dưới hoặc trái - phải của lỗ vuông.<br />
5, Mặt lưng có hai chữ triện ‘’Thái bình’’.<br />
6, Mặt trước 4 chữ viết rất lớn so với bình thường.<br />
7, bốn chữ viết rất mảnh so với bình thường.<br />
8, Chữ “long” viết không đúng nét.<br />
9, Chữ “thông” có đầu thay vì viết “&gt;“, lại viết là “]“.<br />
10, Sát viền trong của đồng tiền có dấu trùng luân.<br />
11, Cả hai mặt đồng tiền đều có trùng luân.<br />
12, đồng tiền có 2 mặt giống nhau, hai chữ Gia Long mặt trước và mặt lưng trùng vị trí.<br />
13, Đồng tiền có hai mặt chữ, nhưng mặt lưng xoay ngược 1800 so với mặt trước.<br />
<br />
<br />
<br />
* Tiền “thất phân”, Đại &lt;ST1:COUNTRY-REGIoN w:st=&quot;on&quot;&gt;Nam&lt;/ST1:COUNTRY-REGIoN&gt; Thực Lục chép: “Quý Dậu, Gia Long năm thứ 12 (1813), tháng giêng, bắt đầu đúc tiền kẽm nặng 7 phân, hiệu Gia Long Thông Bảo”. Còn Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ thì ghi: “Năm thứ 12, … lại định tiền kẽm mỗi đồng nặng 7 phân, một mặt khắc 4 chữ Gia Long Thông Bảo, một mặt khắc hai chữ thất phân. Mỗi quan tiền tính nặng 2 cân 10 lạng…”. Tuy sử ghi là đúc tiền kẽm, song hiện tại vẫn có loại bằng đồng, có thể giải thích là do đúc tiền đồng nhưng lấy nhầm khuôn tiền kẽm.<br />
<br />
* Tiền “Lục phân”, Đại &lt;ST1:COUNTRY-REGIoN w:st=&quot;on&quot;&gt;Nam&lt;/ST1:COUNTRY-REGIoN&gt; Thực Lục chép: ”Giáp Tuất, Gia Long năm thứ 13 (1814), đúc tiền đồng sáu phân”. Mặt lưng tiền Gia Long Thông Bảo có hai chữ triện “Lục phân”.<br />
* Tiền Gia Long Cự Bảo: sử không thấy ghi chép gì về loại tiền này, song hiện vật đã được tìm thấy. Tiền có vành rộng, 4 chữ viết nét bè đậm.<br />
<br />
<br />
<br />
</font>

kana10b
08-06-2012, 02:49 PM
<font size="4"><b><font color="Blue">TIỀN THỜI MINH MẠNG (1820-1840):</font></b><br />
<br />
Minh Mạng Chính Yếu chép: ”Minh Mạng năm đầu, vua dụ Bộ Hộ như sau… phải có hội đồng kiểm kê mỗi năm một lần để biết tường tận số tiền và số thóc xuất nhập trong năm… Nếu có ai đúc trộm tiền sẽ bị trị tội”. Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ ghi: ”Minh Mạng năm đầu… lại đặt Bảo hoá Kinh cục ở kinh đô… Lại có chỉ cho cục Bảo tuyền Bắc thành đúc tiền đồng Minh Mạng Thông Bảo nặng 5 phân 5 ly, đúc tiền kẽm Minh Mạng Thông Bảo đều nặng 6 phân… Lại chuẩn y việc đúc thử 3 hạng tiền đồng kỳ trước, nay đều cho thôi, không đúc nữa”.<br />
Như vậy, thời Minh Mạng đã cho đúc rất nhiều loại tiền:<br />
<br />
1, Dạng chính: đường kính 21mm, 4 chữ viết rất chuẩn.<br />
2, Bốn chữ viết rất mảnh so với bình thường.<br />
3, Chữ “thông” có đầu viết là “]“ thay vì “&gt;“.<br />
4, Tiền có vành rộng.<br />
5, Lỗ vuông lớn, cạnh 7mm so với bình thường chỉ 5mm.<br />
6, Vành của lỗ vuông rộng bè ra.<br />
7, Một loại vừa có vành của lỗ vuông rộng bè ra, vừa có chữ viết rất mảnh.<br />
8, Lưng đồng tiền có đúc nổi 1 điểm sao cạnh lỗ vuông.<br />
9, Lưng đồng tiền có 2 điểm sao 2 bên lỗ vuông.<br />
10, Lưng tiền có đúc nổi một vòng tròn.<br />
11, Chữ “mạng” thay vì đúc nổi lại khắc âm vào nền đồng tiền.<br />
12, Chữ “minh” không có bộ “nhật”, chỉ còn chữ “nguyệt”.<br />
13, Tiền có hai mặt trùng vị trí.<br />
14, Tiền có hai mặt xoay ngược nhau 1800.<br />
15, Tiền được đúc bằng kẽm.<br />
<br />
Các loại trên có nhiều hình thức là do được đúc nhiều lần như Đại Nam Thực Lục ghi: ”Nhâm Ngọ, Minh Mạng năm thứ 3, nhà vua lại cho đúc tiền sáu phân”. Nhưng đến năm 1825, loại tiền 6 phân bằng đồng bị bãi bỏ (tiền kẽm vẫn dùng) để đúc loại tiền lớn 9 phân:<br />
* Loại tiền lớn, Đại Nam Thực Lục ghi: ”Nhâm Ngọ, Minh Mạng năm thứ 3 (1822), tháng 4, bắt đầu đúc tiền đồng lớn (nặng 1 đồng cân)”, và đến “năm Ất Dậu (1825), tháng 5, bắt đầu đúc tiền nặng 9 phân… sai Vũ Khố chế mẫu ban cho trường đúc tiền ở kinh cùng Cục bảo tuyền Bắc thành để đúc mà bãi bỏ tiền 6 phân”.<br />
Loại tiền này đường kính 22-24mm, tìm thấy 6 tiêu bản:<br />
<br />
1, Bốn chữ viết rất chuẩn.<br />
2, Chữ “mạng” có bộ nhân viết rộng từ lỗ vuông đến tận viền đồng tiền.<br />
3, Bộ sước của chữ “thông” viết hai điểm.<br />
4, một loại vừa có bộ nhân rộng vừa có bộ sước hai điểm.<br />
5, Lưng đồng tiền có chữ “đồng” bên phải lỗ vuông.<br />
6, Tiền có hai mặt giống nhau.<br />
<br />
Về mệnh giá đồng tiền, Minh Mạng Chính Yếu ghi rõ: ”Minh Mạng năm thứ 20… đem ra ban bố để lưu thông hai hạng tiền đồng lớn và nhỏ hiệu Gia Long và Minh Mạng lâu nay lưu trữ trong kho nhưng ấn định cứ 1 trự tiền đồng lớn ngang giá với 3 trự tiền kẽm và 1 trự tiền đồng nhỏ ngang giá với 2 trự tiền kẽm”. Như vậy, loại tiền Minh Mạng 6 phân đã bị bãi bỏ năm 1825 nay được dùng lại và đến thời Thiệu Trị vẫn tiếp tục dùng như Đại Nam Thực Lục ghi: ”Tân Sửu, Thiệu Trị năm 1 (1841), tháng 3 nhuận… phát ra 8 vạn 6 ngàn quan tiền đồng hạng nhỏ chia cho các tỉnh ở Bắc Kỳ, tiền Gia Long và Minh Mạng, mỗi thứ một nửa…”.<br />
Về khuôn đúc tiền Minh Mạng Thông Bảo loại 9 phân này, cuối năm 2001, tại trường Đại học Nông lâm Huế, địa điểm của Vũ Khố triều Nguyễn cũ, trong một dịp đào đất để xây dựng, đã tìm thấy khuôn đúc tiền bằng đất sét. Di vật này hiện đang được Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế lưu giữ.<br />
* Tiền Minh Mạng đúc thời Tự Đức: ”Tháng 11 năm 1884, triều đình xử án chém 4 thương nhân Trung Quốc can tội đưa tiền đồng giả vào lưu hành nước ta”(Dương Kính Quốc, 1999), “… tiền, tiền… mặt ngữa có 4 chữ Tự Đức Thông Bảo, Minh Mạng Thông Bảo, không phải từng trự mà là cả khối, cả đống…” (Thái Vũ, 1985). Những loại tiền Minh Mạng giả này thường được đúc bằng đồng đỏ hoặc<br />
đồng xấu, đường kính 19mm, rất mỏng, trong đó có tìm thấy một số tiêu bản có hai mặt chữ. Và đặc biệt còn có loại tiền Minh Mạng giả mặt lưng lại ghi chữ theo lối tộc Mãn như các loại tiền của nước Đại Thanh; đây là bằng chứng về tiền giả do người Thanh đúc.<br />
<br />
<br />
<br />
</font>

sales
08-06-2012, 02:49 PM
<font size="4"><b><font color="Blue">TIỀN THỜI THÀNH THÁI (1889-1907):</font></b><br />
<br />
Hiện tìm thấy một số loại tiền Thành Thái Thông Bảo như sau:<br />
* Tiền ăn 6:<br />
<br />
1, Mặt lưng không có chữ, chữ ở mặt trước viết bình thường.<br />
2, Chữ “thành” viết rộng hơn so với bình thường.<br />
3, Một loại mặt lưng có hai chữ ‘’lục văn’’.<br />
<br />
* Loại tiền ăn 10, mặt lưng có hai chữ ‘’thập văn’’: gồm 4 loại:<br />
<br />
1, Dạng chính: đường kính 25mm.<br />
2, Chữ “thành” viết rộng hơn so với bình thường.<br />
3, Nét sổ của chữ “thập” kéo dài hơn bình thường.<br />
4, Đường kính nhỏ 22mm.<br />
<br />
<br />
<br />
</font>

tanthanhco
08-06-2012, 02:49 PM
<font size="4"><b><font size="4"><font color="Blue">TIỀN THỜI BẢO ĐẠI (1925-1945):</font></font></b><br />
<br />
Có 3 loại khác nhau:<br />
* Tiền Bảo Đại Thông Bảo mặt lưng không có chữ: đường kính từ 21- 23mm, có 5 tiêu bản:<br />
<br />
1, Chữ viết ất mảnh.<br />
2, Chữ viết bè rộng.<br />
3, Tiền có vành rộng.<br />
4, Tiền có vành hẹp.<br />
5, Chữ “thông” có bộ sước hai điểm.<br />
<br />
* Tiền Bảo Đại mặt lưng có hai chữ “thập văn”.<br />
* Loại dập bằng máy: nhỏ 17mm.<br />
<br />
<br />
<br />
</font>