PDA

View Full Version : Máy bay có từ bao giờ? Một số loại máy bay trên thế giới


utes
25-05-2012, 06:13 PM
Máy bay có từ thời Ai Cập cổ đại?


http://www.khoahoc.com.vn/photos/Image/2005/11/23/seti.jpg

Đền Seti ở Abydos, Ai Cập
Tới nay, những hình khắc kỳ dị trên tường phía trong đền Seti ở Abydos, Ai Cập, mô tả những thứ máy móc kỳ lạ, được tìm thấy vào năm 1848, vẫn còn là điều bí ẩn. Nhưng đã có những bằng chứng cho thấy rất có thể đó là hình mô phỏng các loại máy bay hay tàu ngầm.

Có nhiều quan điểm khác nhau về các hình khắc nêu trên. Nhà Ai Cập học Alan Aford cho rằng, người Ai Cập cổ đã vẽ lại hình ảnh trực thăng trong thực tế. Một số người khác gắn những phác thảo trên tường với hình ảnh... con ong, vì "Ong" là một trong những tên gọi của Pharaoh Seti đệ nhất - một trong những vị vua nổi tiếng nhất thời Ai Cập cổ đại. Còn chuyên gia về UFO Richard Hogland tuyên bố, những hình khắc kia đã minh chứng cho luận thuyết của ông: Người cổ Ai Cập là hậu duệ của người sao Hoả và họ đã chọn Ai Cập làm nơi hạ cánh, vì cảnh quan nơi đây tương tự như trên hành tinh đỏ. Nhưng Hogland không giải thích nổi tại sao lại có hình tàu ngầm bên cạnh hình trực thăng trên tường, tất cả được khắc chi tiết đến mức khó tin.

Sao Hoả không có biển, "hậu duệ của người Hoả tinh" khó mà tạo ra những hình vẽ tàu ngầm khi không có khái niệm. Còn quan điểm của nhà Ai Cập học Bruce Rowles là chưa từng có cuộc thám hiểm nào từ hành tinh khác tới trái đất. Theo ông, các thầy tế cổ Ai Cập đã biết một số bí mật của tự nhiên, và rất có thể họ đã thấy trước được hình ảnh máy bay và tàu ngầm của tương lai. Có thể thấy, các luận thuyết đều thiếu cơ sở vững chắc, mà chỉ có một sự thực đã được chứng minh: cách đây 3.000 năm người cổ Ai Cập đã làm được chiếc pin có thể tạo ra điện đầu tiên trên thế giới.
http://www.khoahoc.com.vn/photos/Image/2005/11/plane.jpg

Hình khắc bí ẩn trên tường đền Seti
Nhưng có những tài liệu khoa học khẳng định giới quý tộc Ai Cập cổ đại đã có thể lên không trung bằng khinh khí cầu và những tàu lượn cổ sơ. Sử gia William Deutch cho rằng, nhiều hoàng thân quốc thích, trong đó có Pharaoh Tutankhamen, đã chết vì những vết thương trí mạng do tai nạn khi... bay. Deutch thậm chí đã làm cả những thiết bị bay mô phỏng theo những hình khắc trên tường đó, và khám phá ra nhiều mẫu có thể lướt trong không trung. Ông khẳng định những "máy bay" này xuất hiện đầu tiên ở Ai Cập, sau đó ở Tây Tạng, Ấn Độ, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ...

Những chứng cứ vật chất cũng rất quan trọng. Tới nay, các nhà nghiên cứu đã có trong tay 33 vật bằng vàng, mỗi cái dài 4 cm, tìm thấy ở Colombia, Peru, Costa Rica và Venezuela, được gọi là "máy bay vàng Colombia", có niên đại không muộn hơn thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Hình dáng chúng bất đồng, nhưng cùng chung một nguyên tắc của máy bay: có các bộ phận ổn định theo phương nằm ngang và phương thẳng đứng. Mặc dù được tạo dáng giống động vật với lớp "vảy" bao phủ bên ngoài và những con mắt sống động, nhưng các nhà sinh học khẳng định chúng khác hẳn bất cứ sinh vật hoá thạch hoặc động vật nào tồn tại trên trái đất.

Năm 1956, "máy bay vàng" từng được trưng bày trong Triển lãm Pre-Columbian Gold, ở New York (Mỹ). Đôi cánh hình tam giác và phần đuôi lớn hướng theo phương thẳng đứng của những vật trưng bày đó khiến các nhà thiết kế máy bay Mỹ chú ý. Họ đã thử các "máy bay" cổ đại đó trong một đường ống gió. Hoá ra có một kiểu "máy bay vàng" có thể lướt với tốc độ siêu âm. Mẫu "máy bay" cổ đại này đã giúp hãng Lockheed chế tạo được loại máy bay siêu âm tốt nhất thế giới hồi đó.

Vậy là rất có thể người Ai Cập cổ đại đã sở hữu những vật thể bay trong không khí. Nhưng nếu đúng như vậy thì chúng ta lại vấp phải một bí ẩn cũng vô cùng khó giải đáp, đó là họ đã có được công nghệ đó như thế nào, và tại sao nó lại không được truyền lại cho các thế hệ sau?
Theo VnExpress

jgcvnr
25-05-2012, 06:13 PM
Máy bay không người lái "Made in Việt Nam"

Vào một ngày mùa thu, tại sân bay Kép (Bắc Giang) Viện Kỹ thuật Phòng không - Không quân (VKTPK-KQ) đã tiến hành thành công đợt bay thử nghiệm 2 máy bay không người lái (MBKNL) do đơn vị thiết kế chế tạo. Loại máy bay này mang mục đích dân sự: bay quan sát vùng rừng, vùng biển, làm nhiệm vụ thông tin liên lạc, quay phim chụp ảnh những vùng con người không tiếp cận được như vùng nhiễm xạ, đường hiểm trở, vùng lũ lụt, quan sát vị trí cứu hộ cứu nạn...
Như vậy, không lâu sau sự kiện máy bay hạng nhẹ VNS-41 ra đời, một lần nữa những nhà khoa học của VKTPK-KQ lại đưa Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á sản xuất thành công MBKNL.
Hành trình từ những mục tiêu bay...
http://www.khoahoc.com.vn/photos/Image/2006/01/31/chuanbi006.jpg

Chuẩn bị kỹ thuật trước khi bay thử nghiệm (Ảnh: CAND)
Dự án “Thiết kế chế tạo MBKNL điều khiển theo chương trình” được VKTPK-KQ triển khai từ đầu năm 2001. Trải qua 4 năm nghiên cứu và thử nghiệm trên nhiều mẫu máy bay, ngày 13/9/2005, tại sân bay Kép VKTPK-KQ đã tiến hành đợt bay báo cáo dự án với sự trình diễn, vận hành thành công của hai máy bay M400-CT mang phiên hiệu 405, 406. Và ngày này đã trở thành ngày chính thức ra đời của MBKNL “made in Việt Nam”. Nhưng để có được kết quả đó là cả một quá trình nghiên cứu và thử nghiệm dài lâu trên rất nhiều các loại mục tiêu bay.
Qua trao đổi với Đại tá, Tiến sĩ Lê Đình Cương - Viện phó VKTPK-KQ, Chủ nhiệm dự án, chúng tôi được biết: Từ năm 1993, VKTPK-KQ đã bước vào nghiên cứu và chế tạo nhiều loại mục tiêu bay để thay thế cho các loại mục tiêu đơn giản nhằm phục vụ công tác huấn luyện. Các mục tiêu bay trên được điều khiển bằng vô tuyến từ mặt đất, nó có thể bay trong tầm quan sát của mắt thường. Hàng năm những mục tiêu này được sản xuất đưa vào phục vụ công tác huấn luyện, đáp ứng được nhu cầu bắn luyện của lực lượng pháo phòng không, tên lửa tầm thấp trong một thời gian dài... Song, những mục tiêu này vẫn có những yếu điểm: độ cao thấp, tốc độ nhỏ...
Yêu cầu có được những mục tiêu điều khiển tự động theo chương trình, nâng cao hơn nữa về tốc độ và độ cao của thiết bị nhằm phục vụ công tác huấn luyện cho nhiều thành phần trở thành một yêu cầu rất bức thiết. Một lần nữa, VKTPK-KQ và Nhà máy A40 lại bắt tay vào tiếp tục nghiên cứu theo hướng điều khiển mục tiêu bay theo chương trình định trước. Chương trình cải tiến mục tiêu M-100 được tiến hành. Sau gần 5 tháng nghiên cứu và nâng cấp VKTPK-KQ đã hoàn thành nhiệm vụ nâng cấp mục tiêu M-100 đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. Tại buổi bay báo cáo được tiến hành vào tháng 7/2004, VKTPK-KQ đã biểu diễn thành công hai chuyến bay của mục tiêu M-100.
Chương trình cải tiến mục tiêu M-100 thành công là cả một bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực chế tạo mục tiêu bay, nó là tiền đề vững chắc để các nhà khoa học tiến tới thiết kế và chế tạo thành công MBKNL.
… Đến máy bay không người lái Việt Nam
Năm 2001, khi dự án “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo MBKNL điều khiển theo chương trình” bắt đầu triển khai, kỹ sư Trịnh Xuân Đạt và Nguyễn Thanh Tịnh được giao trách nhiệm thiết kế hệ thống chương trình và chế tạo bộ điều khiển của máy bay. Họ đã phải mày mò nghiên cứu qua sách vở, rút kinh nghiệm từ những lần chế tạo và thử nghiệm các mục tiêu bay đã nói ở trên để tính toán, xác định đặc tính bay, đặc tính khí động của MBKNL. Trong tất cả quá trình thiết kế, nghiên cứu chế tạo và lắp ráp MBKNL thì quá trình xây dựng chương trình điều khiển là gặp nhiều khó khăn và phải bỏ nhiều công sức nhất. Bởi đây được coi là “trái tim” của máy bay, nắm và xử lý được chương trình điều khiển sẽ hóa giải và lắp đặt được những thiết bị cần thiết và điều khiển máy bay theo những yêu cầu của từng công việc cụ thể.
Công nghệ gia công chế tạo và lắp ráp các mô hình bay nói chung và MBKNL tại Việt Nam hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn. Trong quá trình chế tạo lắp ráp M400-CT cũng không nằm ngoài khó khăn đó bởi thị trường trong nước, những thiết bị điện, cơ khí phục vụ riêng cho ngành hàng không hầu như không có. Ngoài phần động cơ nhập trọn gói từ nước ngoài còn các thiết bị điện, điện tử đều được nhóm nghiên cứu tích hợp, lắp ráp từ các linh kiện, chi tiết tìm mua ở thị trường trong nước. Trong khi những thiết bị hàng không tại Việt Nam không chuyên dụng, vì vậy đòi hỏi ở người chế tạo phải bỏ rất nhiều tâm huyết nghiên cứu và ứng dụng những thiết bị sẵn có để ứng dụng vào hoàn cảnh thực tế vừa đảm bảo yêu cầu nhẹ, chắc chắn và đặc biệt là độ an toàn cao.
Phần kết của thân vỏ MBKNL được chế tạo bằng vật liệu polymer compozit (thay vì gỗ như các mục tiêu bay). Đối với các bộ phận cánh và các cánh đuôi, sử dụng cấu trúc bánh kẹp, xốp nén được sử dụng ở lớp giữa và vật liệu compozit được sử dụng cho lớp vỏ bên ngoài. Toàn bộ kết cấu thân MBKNL được chế tạo theo cấu trúc rỗng, chia làm nhiều khoang theo yêu cầu, do đó máy bay có khả năng lắp đặt các thiết bị khác nhau trong những khoang rỗng này. Cánh quạt của máy bay được nghiên cứu và chế tạo bằng gỗ của Việt Nam. Đây cũng có thể coi là một sáng kiến kỹ thuật, bởi sau khi được thợ mộc gọt giũa theo mẫu thiết kế, cánh quạt máy bay được bọc một lớp vải tẩm keo có độ bền cao nhằm chống nứt và tách thớ gỗ. Thiết bị này đã được đưa vào bay thử thành công, lực kéo do cánh quạt tạo ra và độ bền của nó tương đương với cánh quạt nhập ngoại.
Những MBKNL thế hệ đầu của Việt Nam được thiết kế có tốc độ bay từ 250 đến 280km/giờ. MBKNL M400-CT có thể cất hạ cánh trên đường băng (đất nện hoặc bêtông). Cùng với việc chế tạo MBKNL, VKTPK-KQ cũng đã tự thiết kế và chế tạo thành công các hệ thống bệ phóng (dùng trong các trường hợp không có đường băng cất cánh) bằng những nguyên vật liệu sẵn có trong nước, nhẹ và dễ cơ động. Với những thành công bước đầu, hiện nay nhóm nghiên cứu vẫn tiếp tục nghiên cứu nhằm hoàn thiện khí động học các loại MBKNL, nhất là các loại có tốc độ và độ cao bay lớn hơn nữa, chế tạo nhiều kiểu dáng khác nhau cho phù hợp với yêu cầu sử dụng; nghiên cứu hoàn thiện hệ thống điều khiển theo chương trình của MBKNL trên cơ sở sử dụng toàn bộ các tham số đầu vào lấy từ các truyền cảm đo và la bàn kỹ thuật số đảm bảo cho máy bay có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết phức tạp, trong các điều kiện cả ngày lẫn đêm; lắp đặt nhiều thiết bị chuyên dụng lên MBKNL để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
Sau gần 4 năm triển khai dự án, với sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo Quân chủng PK-KQ và đặc biệt là sự cố gắng nỗ lực của các thành viên tham gia trực tiếp, dự án đã thành công. Thành công đó cho phép mở ra những hướng phát triển mới của ngành Hàng không - một lĩnh vực khoa học khá mới mẻ nhưng cũng đầy triển vọng của Việt Nam
Theo CAND

evgueni
25-05-2012, 06:13 PM
Máy bay chạy bằng pin đầu tiên trên thế giới

http://www.khoahoc.com.vn/photos/Image/2006/07/18/plane.jpg

(Ảnh: BBC)
Chiếc máy bay chạy bằng pin khô đầu tiên trên thế giới vừa có chuyến bay thử thành công vào hôm 16-07 với quãng đường bay được 391,4 m ở độ cao 5,2 m.
Chiếc máy bay độc đáo này do Viện công nghệ Tokyo (Nhật Bản) và công ty Matsushita Electric Industrial Co. đồng chế tạo. Nó hoạt động bằng hệ thống pin 160 AA Oxyride, có hình dáng như chiếc tàu lượn với cánh dài 31 m, nặng 54 kg và chỉ có một chỗ ngồi duy nhất.
Trong lần bay đầu tiên, máy bay đã đi được quãng đường 391,4 m và sau đó tiếp tục đi thêm 269,3 m chỉ với 96 cục pin.
"Chúng tôi có thể tính toán để máy bay bay quãng đường dài hơn chỉ với một số lượng pin tương tự", một phát ngôn viên của Matsushita nói.

Theo Mainichi, Tuổi trẻ

quanthoigian
25-05-2012, 06:13 PM
Máy bay “siêu sạch”


Nhu cầu về hàng không đang tăng lên với tốc độ chóng mặt. Cùng lúc, giới bảo vệ môi trường cũng đấu tranh quyết liệt đòi các nhà sản xuất phải có biện pháp giảm khí thải từ máy bay.
http://www.khoahoc.com.vn/photos/Image/2006/11/07/SAX-40.jpg

Mô hình SAX-40 giữa bầu trời (Ảnh: BBC)
Có vẻ như sắp có một lối thoát trong việc giải quyết mâu thuẫn trên, đó là dự án sản xuất máy bay "siêu êm, siêu sạch" SAX-40 của Viện nghiên cứu hợp tác Cambridge-MIT (Anh - Mỹ).
Theo bản vẽ ban đầu, SAX-40 có hình dáng rất lạ: không có đuôi, thân chữ V với cánh như cánh dơi. Theo các chuyên gia, SAX-40 sẽ bay cực kỳ êm ái và giảm được 35% mức tiêu thụ nhiên liệu so với các loại máy bay mới nhất hiện nay, đồng nghĩa với việc lượng khí thải sẽ thấp hơn. Trong thời đại mà giá nhiên liệu luôn "phập phồng" và các vấn đề về môi trường nhức nhối thì những cải tiến của Cambridge-MIT rất hấp dẫn.
Tuy nhiên, các nhà thiết kế vẫn còn gặp một thách thức lớn, đó là làm sao cho giá thành máy bay giảm xuống bởi một sản phẩm dù ưu việt đến mấy nhưng giá quá cao cũng sẽ khó được sử dụng rộng rãi. Theo dự kiến, SAX-40 sẽ cất cánh trong vòng 25 năm nữa.
http://www.khoahoc.com.vn/photos/Image/2006/11/07/SAX-401.jpg

1. Khung máy bay
2. Khu vực động cơ máy
3. Ống thoát khí.
4. Bộ bánh máy bay
5. Phần lái ở đuôi cánh máy bay
6. Gờ trước của cánh máy bay
Theo BBC, Thanh niên

antrung_nguyen
25-05-2012, 06:13 PM
Máy bay 'gián điệp'... bỏ túi

Quân đội Israel lên kế hoạch trang bị cho các lực lượng vũ trang một loạt máy bay gián điệp không người lái, với kích thước nhỏ bé, có thể cho vừa ba lô của binh lính.
http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/2009/04/14/mosquito.jpg

Mosquito có độ sải cánh là 33cm.
Quân đội Isael đã giới thiệu hai loại máy bay không người lái loại nhỏ là Birdy và Spy There, cùng hai máy bay không người lái “siêu bé”, Mosquito và Mosquito 1.5. Các mẫu máy bay này do Phòng kỹ thuật thuộc Tập đoàn Công nghiệp máy bay Israel (IAI) thiết kế và phát triển.

Chỉ cần một binh lính cũng có thể mang và kích hoạt máy bay Birdy bằng cách điều khiển qua một máy tính xách tay. Theo thông tin từ IAI, Birdy có tầm bay 5km.

Trong khi đó, Spy There có kích thước lớn hơn, cần hai người điều khiển với tầm bay gấp đôi Birdy. Tất cả các loại máy bay không người lái trên có thể bay trong vòng một tiếng, đồng thời truyền các bức ảnh trinh sát về máy chủ.

Mosquito 1 và Mosquito 1.5 có độ sải cánh là 33cm. Với kích thước nhỏ như vậy, chúng có thể bay xuyên qua cửa sổ và cung cấp cho quân đội những bức ảnh chi tiết. Mosquito đã hoàn thành “xuất sắc” một vài chuyến bay thử nghiệm kéo dài 40 phút.

Trọng lượng của các máy bay:

Birdy: 1,3 kg
Mosquito 1: 250 gram
Mosquito 1.5: 500 gram
Theo Báo Đất Việt (BBC)





Máy bay do thám mini mô phỏng chuồn chuồn

Trong vài năm tới, binh lính tương lai sẽ được trang bị một máy bay do thám mini không người lái mang tên “Chuồn chuồn” với kích thước 6cm để chiến đấu ở khu vực đô thị.
Sáng kiến này do nhà nghiên cứu Pháp Pierre-François Louvigné nghĩ ra từ năm 2003 và được Công ty Silmach cụ thể hóa nhờ mô phỏng một con côn trùng.
http://www.khoahoc.com.vn/photos/Image/2006/12/16/May_bay.jpg

(Ảnh: HTV)
Chuồn chuồn trinh sát cân nặng 120g và có bốn cánh, mỗi cánh được trang bị 180.000 cơ nhân tạo với đường kính bằng một sợi tóc (150 micromét).
Tuy máy bay không người lái này chưa bay được nhưng vừa đoạt giải “Khoa học và Quốc phòng” vào ngày 14/12 vừa qua. Nó khác với giải thưởng năm 2005 ở các đóng góp khoa học cao siêu nhất và được Bộ Quốc phòng Pháp quan tâm.
Các nhà nghiên cứu giải thích rằng Chuồn chuồn trinh sát sẽ không bao giờ bay nhờ hệ thống đẩy như máy bay, nhưng họ sẽ tìm ra giải pháp nhờ quan sát cách bay của loài côn trùng.

“Mục tiêu là phát triển những hệ thống nano dựa theo loài côn trùng”, ông Louvigné giải thích.

Tổng cục Vũ khí Pháp (DGA) hy vọng trong những năm 2020, người lính bộ binh tương lai mang biệt danh “Felin” sẽ được trang bị một nhóm “Chuồn chuồn” trong túi áo. Anh ta sẽ có thể rải quân khắp nơi và các máy bay do thám mini này sẽ âm thầm xâm nhập vào khu vực của đối phương, quay phim và gửi về những thông tin quý giá.
N.S

truong3an
25-05-2012, 06:13 PM
Ô tô máy bay


Chiếc Terrafugia Transition đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm thành công tại một bãi đáp ở New York, Mỹ. Chuyến bay này đánh dấu lần đầu tiên một phương tiện giao thông có thể di chuyển trên bộ và trên không.

Khi phát minh ra bánh xe, loài người khó có thể tưởng tượng đến nạn kẹt xe khủng khiếp ngày nay. Mỗi chúng ta khi bị kẹt xe hẳn đều mơ làm thế nào nhanh chóng thoát khỏi mớ bòng bong ấy.

Đó không còn là giấc mơ nữa khi chiếc xe bay đầu tiên trên thế giới thử nghiệm chuyến bay đầu tiên trên bầu trời nước Mỹ, đưa khái niệm “xe bay” đi vào cuộc sống. Công ty sản xuất xác nhận phương tiện bay này có thể đạt độ cao 644 m với một bình nhiên liệu, và có vận tốc trung bình đạt 185 km mỗi giờ.
http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/2009/03/20/xebay1.jpg

Terrafugia Transition đã có chuyến bay thử nghiệm thành công.

Carl Dietrich, người chế tạo ra Terrafugia, cho biết: “Đột phá này thay đổi sự di chuyển của con người, đó là những gì mà những người đam mê hàng không đã khao khát từ năm 1918”.

Khi chiếc máy bay này hạ cánh, phi công chỉ cần ấn một cái nút, đôi cánh sẽ gập lại và ngay lập tức máy bay trở thành một chiếc xe bốn bánh hai chỗ ngồi, có thể đỗ vào một gara thông thường.

Đã có nhiều chiếc xe bay được thử nghiệm trước đó, nhưng đây là mẫu đầu tiên có cánh gập, có thể chuyển nhanh từ đường không sang đường bộ và ngược lại.

Hiện, rào cản lớn nhất dựng lên giữa Terrafugia Transition và người dùng là giá của chiếc xe rất đắt, khoảng 194.000 USD. Lái xe cũng cần được cung cấp bằng lái đặc biệt hoặc giấy phép lái máy bay để có thể bay bằng Terrafugia.

Là một chiếc máy bay hạng nhẹ, nếu cố gắng Terrafugia Transition cũng có thể bay trong thời tiết xấu, tầm nhìn kém hoặc khoảng không gian bị hạn chế. Tuy nhiên, nếu gặp điều kiện xấu hơn nữa thì người dùng có thể hạ cánh và tiếp tục di chuyển trên đường bộ.
http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/2009/03/20/xebay2.jpg

Terrafugia Transition nạp nhiên liệu như ô tô thông thường.

Phi công thử nghiệm của công ty, Phil Meteer, nguyên đại tá không quân, đã lái thử nghiệm chuyến bay đầu tiên tháng 2/2009. Anh trả cho biết: “Chuyến bay đầu tiên này tuy là bình thường nhưng lại rất đáng chú ý. Tôi đã từng bay hàng nghìn giờ trên các loại máy bay từ Piper Cub (máy bay biểu diễn) cho đến F-16 (chiến đấu cơ), và thấy rằng Transition bay rất tốt”.

Transition được xếp vào loại máy bay nhẹ, nằm trong phân khúc “thể thao hạng nhẹ” của Mỹ và rất dễ để thi lấy bằng lái. Công ty chế tạo vẫn đang chờ giấy chứng nhận từ Cục quản lý an toàn đường bộ quốc gia Mỹ. Tuy nhiên, họ rất tự tin rằng chiếc xe sẽ sớm được di chuyển cả trên đường bộ và trên trời.
Theo Báo Đất Việt (Mail Online)

vteehanoi
25-05-2012, 06:13 PM
Thử nghiệm mô hình dập tắt bão bằng chiến đấu cơ
Các nhà khoa học Mỹ đang nghiên cứu kế hoạch sử dụng máy bay chiến đấu F4 Phantom để “chiến đấu” với các cơn bão lớn, nhằm giảm tối thiếu những thiệt hại thiên tai cho quốc gia này.

Ý tưởng này thuộc về Arkady Leonov, kỹ sư động lực học chất lưu tại ĐH Akron. Theo tính tóan của ông, việc đưa những chiếc máy bay siêu âm vào mắt bão và cho chúng xoay tròn, làm hạn chế sức gió, khiến cơn bão chậm lại.

Thêm vào đó, cho máy bay bay gần mặt nước cũng có thể “cắt đứt” nguồn cung khí nóng, một trong những yếu tố hình thành nên bão. Theo Leonov, nếu kế hoạch này thành công, nó sẽ là một giải pháp dập tắt bão hiệu quả.

Tuy nhiên, một số nhà khoa học chuyên nghiên cứu về bão còn tỏ ra hoàinghi. Hugh Willoughby, một nhà nghiên cứu về bão tại ĐH Quốc tế Florida, các loại sóng xung kích từ âm thanh của máy bay có thể đi xuyên qua cơn bão nhưng khó dập tắt chúng, giống như cố gắng cản gió bằng một chiếc vợt tennis. Ông cũng cho rằng sự chuyển động dữ dội các lực ở trung tâm bão có thể “xé toạc” một chiếc máy bay đang bay với tốc độ “siêu nhanh”.
http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/2009/03/12/phantom.jpg

Mô hình máy bay chống bão "bóng ma" F4.

Tuy nhiên, Leonov chắc chắn rằng một chiếc máy bay với tốc độ 1.170km mỗi giờ sẽ không gặp bất kỳ vấn đề gì với cơn gió tốc độ 160km mỗi giờ, tuy nhiên ông đề xuất sẽ dùng các phi công robot “lái thế” trong quá trình thử nghiệm.

Wen-Chau Lee, một nhà khoa học đến từ Trung tâm quốc gia về nghiên cứu khí quyển, chỉ ra rằng những thiên tai như động đất, là cách để hành tinh của chúng ta “thải” năng lượng từ nơi này đến nơi khác trên trái đất. “Nếu chúng ta định giới hạn hay “xóa sổ” một cơn bão, vậy trái đất giải phóng nguồn năng lượng bị dồn nén ở đâu?”, ông Lee nói.

Năm 2005, cơn bão Katrina và Rita khiến 1.300 người chết và năm 2008 chứng kiến con số nạn nhân kỷ lục của hàng loạt cơn bão liên tiếp đổ bộ vào nước Mỹ. Đó là lý do Leonov hy vọng ý tưởng của mình sẽ được các nhà chức trách ủng hộ trong cuộc thảo luận thực hiện vào cuối năm 2009.
Theo Báo Đất Việt (Popsci)

quanthoigian
25-05-2012, 06:13 PM
Máy bay không người lái chống cháy rừng


Cơ quan NASA đã phối hợp với Cơ quan Quản lý nước và Bảo vệ lâm sản Hoa Kỳ thử nghiệm các công nghệ chụp ảnh mới nhằm chống nạn cháy rừng.
http://www.khoahoc.com.vn/photos/Image/2007/09/05/plane_fire.jpg

(Ảnh: Mtexpress)
Trong mấy tuần qua, Trung tâm nghiên cứu hàng không Dryden thuộc NASA đã thử nghiệm máy bay điều khiển từ xa Ikhana nhằm đánh giá khả năng của các cảm biến nhiệt tia hồng ngoại mới và thiết bị kết nối máy tính trong thời gian thực do Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA phát triển.
Cảm biến có khả năng thực hiện các quan sát xuyên qua lớp khói và sương mù nhằm ghi nhận các điểm nóng và diễn biến của các đám cháy rừng trong thời gian dài.
Ngày 16/8 vừa qua, chuyến bay thử nghiệm đầu tiên đã cho phép ghi các hình ảnh cháy rừng ở bang California. Các chuyến bay khác trong loạt sứ mệnh liên quan đến các đám cháy ở Thái Bình Dương sẽ dành cho các sứ mệnh kéo dài trên 20 giờ. Các dữ liệu được truyền trong thời gian thực đến bang Idaho và có thể được tiếp cận trực tiếp bởi những người phụ trách việc cứu hộ và chống cháy.
Với chiều dài 11m, sải cảnh 20m, máy bay Ikhana có thể thu thập dữ liệu trong các sứ mệnh kéo dài trên 30 giờ.
V.S
Theo Techno-Science

bavico
25-05-2012, 06:13 PM
Máy bay siêu âm đầu tiên Tu-144

Bất ngờ lớn tại Triển lãm hàng không Nga 2008 là chiếc máy bay siêu âm chở khách Tupolev Tu-144 còn nguyên vẹn. Loại máy bay này chỉ được sản xuất 16 chiếc và hiện chỉ còn 7 chiếc tại các bảo tàng trên khắp nước Nga.
http://www.khoahoc.com.vn/photos/Image/Thu%20vien%20anh/092007/CCCP/CCCP1.jpg

Chiếc Tu-144 đầu tiên được đưa vào sử dụng vào cuối năm 1975 và bắt đầu một loạt các chuyến bay chở hàng và thư từ giữa Matxcơva và Alma Ata. Hai năm sau, việc vận chuyển hành khách cũng bắt đầu giữa các thành phố đó. Nhưng các chuyến bay chỉ kéo dài trong bảy tháng. Sau khi xảy ra tai nạn thảm khốc thứ hai dẫn tới việc kết thúc sự vận hành của loại Tu-144, bảy chiếc Tu-144 còn lại hoặc bị đưa vào kho hoặc được trao cho các viện bảo tàng.
http://www.khoahoc.com.vn/photos/Image/Thu%20vien%20anh/092007/CCCP/CCCP2.jpg

Sau nhiều sửa đổi, như lắp thêm cánh mũi có thể thụt vào để cải thiện tính năng bay tốc độ thấp, thiết kế đường dẫn vào mới, tăng sải cánh, một thân máy bay được kéo dài hơn và bỏ ghế phóng của phi công vốn có ở mẫu đầu tiên, chiếc máy bay đã có vẻ đáng tin cậy.
http://www.khoahoc.com.vn/photos/Image/Thu%20vien%20anh/092007/CCCP/CCCP3.jpg
Mặc dù được quảng cáo lần đầu tiên với công chúng vào năm 1965, nhưng đa phần thế giới vẫn không được nhìn kỹ chiếc máy bay mới cho tới tận khi một chiếc Tu-144 xuất hiện ở cuộc Triển lãm hàng không Paris. Không may là chiếc máy bay này lao xuống đất trước mắt báo chí thế giới.
http://www.khoahoc.com.vn/photos/Image/Thu%20vien%20anh/092007/CCCP/CCCP4.jpg

Dự án phát triển chiếc Tu-144 bị cáo buộc có liên quan đến vụ gián điệp công nghiệp chống lại nhà sản xuất máy bay Concorde là Aérospatiale của Pháp, mặc dù chiếc Tu-144 được xuất xưởng trước.
http://www.khoahoc.com.vn/photos/Image/Thu%20vien%20anh/092007/CCCP/CCCP5.jpg

Cũng giống như Concorde, các động cơ được đặt thành cặp gần bộ phận lái ở đuôi dưới mỗi cánh, và thân trước sử dụng một cơ cấu mũi chúc xuống để cải thiện tầm nhìn của phi công khi cất và hạ cánh.
http://www.khoahoc.com.vn/photos/Image/Thu%20vien%20anh/092007/CCCP/CCCP6.jpg

Bề ngoài giống với Concorde, Tu-144 được thiết kế lớn hơn có thể chứa 140 hành khách. Thiết kế của nó lấy cảm hứng từ những nghiên cứu trước đó của mẫu máy bay ném bom Tu-125 và Tu-135.
http://www.khoahoc.com.vn/photos/Image/Thu%20vien%20anh/092007/CCCP/CCCP7.jpg

Tupolev Tu-144 được chế tạo dưới sự chỉ đạo của phòng thiết kế Tupolev Liên Xô do Alexei Tupolev đứng đầu. Chiếc đầu tiên cất cánh vào ngày 31/12/1968 ở Matxcơva. Tu-144 lần đầu vượt bức tường âm thanh ngày 5/6/1969. Ngày 15/7 /1969 nó trở thành chiếc máy bay chở khách đầu tiên đạt tốc độ nhanh nhất 2.500km/h.
http://www.khoahoc.com.vn/photos/Image/Thu%20vien%20anh/092007/CCCP/CCCP8.jpg

http://www.khoahoc.com.vn/photos/Image/Thu%20vien%20anh/092007/CCCP/CCCP9.jpg

Ảnh: Pravda

phuong_huy
25-05-2012, 06:13 PM
Chiếc máy bay độc nhất vô nhị ra đời tại Nga



Alexander Begak - nhà phát minh và là người thiết kế máy bay Nga - đã tạo ra một chiếc tàu bay mà ông gọi là Evolution, có khả năng lướt trên mặt đất, trên nước và trong không trung.
http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/2008/02/13/Evolution.jpg

Chiếc máy bay nhỏ được thiết kế đa dụng, có thể bay trên không, đi trên mặt đất và lướt trên mặt nước. (Ảnh: Pravda)
"Đây là một loại phương tiện phổ thông. Nó có thể bay ở độ cao 4.000 mét so với mặt đất và bay qua quãng đường 400 km mà không cần tiếp nhiên liệu. Động cơ 30 sức ngựa cho phép nó đạt tới vận tốc 160 km/giờ trong không trung và 80 km/giờ trên mặt đất. Một máy tính cài sẵn sẽ điều khiển hành động của phi công", Alexander Begak nói.
Khác với các máy bay nặng và hiện đại, Evolution dễ dàng di chuyển hơn nhiều. Nó được làm từ loại nhựa than siêu nhẹ và các sợi kevlar. Tổng trọng lượng của máy bay chỉ 60 kg.
Nhà thiết kế đã trưng bày sản phẩm của mình tại triển lãm hàng không MAKS-2007 mới đây tại Nga. Các chuyên gia đánh giá cao sản phẩm khác thường này. Trong trường hợp khẩn cấp khi ở trên không, hệ thống dù của máy bay sẽ cho phép nó lượn nhẹ nhàng xuống mặt đất.
Alexander Begak đã làm việc với sáng chế này trong 2 năm, và trải qua hơn 100 thử nghiệm. Alexander Begak là một nhà thiết kế, một phi công và là người nhảy dù chuyên nghiệp. Ông đã có 15 dự án về máy bay thành công.
T. An (Theo Pravda, Vnexpress)