PDA

View Full Version : THú mua đồ cũ


minhchaubeauty
25-05-2012, 06:14 PM
Rất nhiều người đã tham dự và thấy được ý nghĩa nhân văn của hội chợ. Tuy nhiên phải đến lúc có vài món đồ cũ cần rao bán, tôi mới thực sự hiểu, thế giới đồ cũ ở Hà Nội, còn nhiều điều thú vị.

Tôi nhớ khoảng tháng 3-2008 khi Hà Nội lần đầu tiên tổ chức chợ đồ cũ Mottainai nhằm khuyến khích mọi người dân tiết kiệm, tận dụng những đồ dùng cũ vẫn còn hữu ích thay vì vứt đi và mua mới…

Rất nhiều người đã tham dự và thấy được ý nghĩa nhân văn của hội chợ. Tuy nhiên phải đến lúc có vài món đồ cũ cần rao bán, tôi mới thực sự hiểu, thế giới đồ cũ ở Hà Nội, còn nhiều điều thú vị.

Chỉ cần một click máy tính, hàng chục trang web chuyên mua bán:rồng bay, rao vặt, mua rẻ, siêu thị đồ cũ… với hàng nghìn món đồ cũ mới được giới thiệu.
Ai chẳng có một nhu cầu nào đó, tò mò, thư giãn một chút và thấy món đồ hay hay, thế là liên hệ, xem hàng và mua. Đặng Thanh Lâm, một sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân vừa mới ra trường tâm sự: Lên mạng tìm mua món đồ cũ hợp túi tiền rất thích bởi đôi khi mua hàng trực tiếp, khá ưng ý và không sợ giá cao.

http://docbao.vn/NewsMedia/assets/Nam2008/image_20080614/image_20080615/docu.jpg (http://docbao.vn/NewsMedia/assets/Nam2008/image_20080614/image_20080615/docu.jpg)


Một chiếc quạt chừng 100.000 đồng, hay cao cấp hơn một chiếc điều hòa cũ chừng 3 triệu, có thể tôi sẽ lựa chọn để mua cho mùa hè nóng nực này. Chị Hoàng Thu Hồng, nhân viên một công ty nước ngoài cho biết: Có nhiều đồ dùng khá mới: chiếc đèn bàn, máy ảnh, máy hút bụi, cho ai đó thì tiếc mà bán thì không nhiều thời gian để đưa đến các cửa hàng chuyên dụng.

Vì thế cứ đưa lên mạng, ai cần thì điện thoại… Và những cuộc mua bán diễn ra khá nhanh. Trên mạng, nhiều ngày nay, tôi chưa thấy một món đồ hấp dẫn nào tồn tại quá 5 ngày, chỉ 2-3 ngày, nó đã có chủ mới.

Nhưng thường người nào phải am hiểu chút ít về loại hàng, giá tiền hợp lý so với đồ mua mới thì mới tiếp cận vì họ sợ mua phải hàng giả, hàng “tút”. Đấy là lý do không phải ai cũng thích mua bán đồ cũ trên mạng. ở Hà Nội, trung tâm bán đồ cũ lớn nhất vẫn phải kể đến là chợ Hòa Bình.
Thời bao cấp, những thứ gì có thể bán được, đều đem trao đổi ở đây, từ đèn pin, quần áo, chậu nhôm, đến chiếc lốp xe đạp, radio cũ… Đôi lúc cái thú đi xem đồ cũ, là một cách thư giãn của khá nhiều người Hà Nội.
Bởi ở đó, ngoài những món đồ cần thiết giá rẻ, họ còn tìm thấy nhiều đồ cổ, đồ quý muốn săn lùng, sưu tập. Song nhiều năm nay, cái thú đi mua đồ cũ mất dần khi tâm lý tiêu dùng tăng mạnh, nhiều loại hàng mới giá cả rẻ chẳng kém đồ cũ cứ ngày một ê hề.
Có lẽ thế mà những nơi chuyên bán đồ cũ giờ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Chợ Hòa Bình hiện chuyên bán đồ kim khí, điện tử; đường Kim Liên bán quần áo, giày dép, túi cũ nhưng lại toàn đồ second hand đóng thùng ở nước ngoài về.
http://docbao.vn/NewsMedia/assets/Nam2008/image_20080614/image_20080615/docu1.jpg (http://docbao.vn/NewsMedia/assets/Nam2008/image_20080614/image_20080615/docu1.jpg)


Thi thoảng cuối tuần trên phố Thái Phiên, Trần Cao Vân hay Đoàn Trần Nghiệp, mới thấy một số người tụ tập ngay hè phố, ai có món đồ cũ gì thì đem ra bán, từ chiếc lọ hoa, chiếc quạt, đến đôi giày Tây có từ đầu thế kỷ XX. Cái cảm giác thú vị chợt đến.
Đúng đây mới là chợ đồ cũ. “Xem đồ đi anh, quạt trần và quạt bàn cổ của Pháp, Italia đấy, zin đến từng con ốc, giá rẻ thôi, 4 triệu đồng/cái…”. “Đồng hồ cổ quả lắc 200 năm tuổi vỏ gỗ quý không mọt đâu, xem hàng đi…”.
“Chiếc máy ảnh Polaroid 125 của Mỹ loại C Orporation cực hiếm, chụp ảnh lấy ngay màu và đen trắng rất thích hợp với những người sưu tầm đồ cổ”… ừ, đôi lúc muốn xem những đồ vật mình thích phải đến bảo tàng, hay cất công lên phố Hàng Phèn xem đồng hồ, lên Hàng Bồ xem quạt cổ, lên Hàng Trống xem máy ảnh… Vậy mà trong ngẫu nhiên, chợt thấy nhiều món đồ cực kỳ vô giá, thích và mua.
Chấp nhận giá cao chút ít, có món đồ rẻ được 50% như tivi, có món rẻ 15% như chiếc laptop, nhiều người sẵn sàng đến những cửa hàng chuyên bán đồ cũ thực sự ở Hà Nội.
Trên phố Tây Sơn, có một cửa hàng mua bán tất cả các loại giường tủ, bàn ghế gia đình; các loại máy tính văn phòng, máy in máy fax, ổn áp, tivi, tủ lạnh, đầu đĩa cho đến... bồn nước inox. Thậm chí, ở Hà Nội còn có một công ty tên Phú Quang chuyên kinh doanh đồ cũ.
Anh Ninh Anh Thuận, chủ cửa hàng Đồ cũ Hà Nội 26A Phố Huế cho biết: Đồ cũ không đơn giản là đồ vứt đi hay giá trị thấp, đôi khi nó là kỷ vật, là ký ức về một thời gian khó.
Có nhiều người chuyên sưu tầm các đồ vật cũ Hà Nội song cũng có người muốn thông qua các cửa hàng gửi món đồ và trao cho ai đó thực sự hiểu lai lịch món đồ, biết gìn giữ, trân trọng.
Tất nhiên, những đồ cũ ngày nay như tivi, dàn âm thanh, máy tính, máy ảnh, đồ cũ rẻ hơn nhiều nhưng nếu mua trôi nổi, không bảo hành, dễ “ôm” phải hàng của gian hoặc hàng “luộc lại”.
Kinh nghiệm khi mua đồ điện tử cũ, các loại đầu VCD, DVD, máy MP3 quá nhiều vết tày xước, đầu giắc mòn, dão không nên mua vì đồ này hay hỏng hóc nếu số tiền bỏ ra không lớn, đủ để chấp nhận rủi ro.
Laptop, máy ảnh kỹ thuật số và máy quay cũng có những bộ phận dễ hỏng song nên nhìn vỏ máy còn mới, chất lượng màn hình tốt và lựa chọn loại máy dễ thay thế khi có trục trặc.
Với các loại tivi LCD, plasma, nếu vẫn... bật lên được và cho hình ảnh tốt thì thường là… ổn định dùng trong nhiều năm nữa… - Anh Trần Anh Dũng, chủ một cửa hàng đồ cũ trên phố Hai Bà Trưng chia sẻ.
Trong khi đất nước đang khó khăn, cần tiết kiệm, việc mua bán đồ cũ, hay thiết thực hơn, tập hợp những món đồ cũ để làm việc thiện, đưa đến cho những người nghèo khó hơn, là những hành động nên làm.
Cụm từ “Mottainai” theo tiếng Nhật nghĩa là “ôi lãng phí quá” thật ý nghĩa. Giá mà Hà Nội, tháng nào cũng có một hội chợ Mottainai phát huy tinh thần tiết kiệm như người Nhật Bản, âu cũng là nét văn hóa hay