PDA

View Full Version : Chợ trời đồ cổ Tuol Tom Pong – Kampuchia


mickey
25-05-2012, 06:16 PM
Chợ trời đồ cổ Tuol Tom Pong – Kampuchia


Chợ trời đồ cổ Tuol Tom Pong – Kampuchia
http://khanhhoathuynga.files.wordpress.com/2009/05/phnom-penh-psar-tuol-front.jpg?w=500&h=374
http://khanhhoathuynga.files.wordpress.com/2009/05/stoffe.jpg?w=500&h=374
Ngôi chợ Tuol Tom Pong không lớn, mở cửa muộn, đóng cửa sớm vào tầm 5 giờ chiều và lại khá cách biệt với khu trung tâm thủ đô Phnom Penh, Campuchia nhưng lại nổi tiếng khắp thế giới như là một trong những trung tâm mua bán đồ cổ sầm uất nhất của cả vùng Đông Nam Á. Người ta có thể gặp ở đây những tay chơi đồ cổ có máu mặt ở khắp mọi châu lục…

Ông T.T., một Việt kiều ở Campuchia và cũng là một trong những ông “trùm” mua bán đồ cổ ở xứ sở chùa tháp, hiện đang sở hữu bốn cửa hàng đồ cổ tại khu chợ trời cổ vật này, quảng cáo rằng khách hàng muốn săn lùng bất kỳ món cổ vật nào cũng đều có thể tìm được ở đây, dù đó là hàng “độc” có hàng ngàn năm tuổi. Rồi ông thòng thêm câu: “Quan trọng là phải gặp đúng người và thuận mua vừa bán”.

“Xuyên quốc gia”

So về giá cả thì cổ vật ở đây rẻ hơn khá nhiều so với thị trường đồ cổ tại các nước châu Á và cả thị trường đồ cổ thế giới. Người ta có thể mua được những cổ vật “xịn” với giá khá hời tại đây để đem về nước kiếm lời gấp hai, ba lần.

Đây cũng là nguyên nhân khiến ngôi chợ Tuol Tom Pong nổi tiếng, nhất là trong thời gian gần đây các nguồn cổ vật từ khắp mọi nơi được tập trung đưa về đây. “Đến Campuchia mà chưa ghé Tuol Tom Pong thì chưa phải dân chơi đồ cổ đúng nghĩa” – người ta kháo nhau như vậy.

“Nếu quen biết và lần đúng đường dây, người ta có thể mua được các bộ đồ gốm, đồ đồng chính gốc từ thời nhà Lý, nhà Trần… của VN, các bộ ly tách từ thời Đông Chu (Trung Quốc) đến các bức tượng Bayon của đế chế Angkor” – ông T. khẳng định.

Như để minh chứng cho lời nói, ông T. lấy trong góc tủ ra một bức tượng Phật cổ bằng đá quí, cao chừng bốn tấc, bị một vết sứt lớn bên cánh tay trái. “Bức tượng này có từ thời Angkor thế kỷ thứ 10. Hiện nay đang là hàng hiếm, tôi bán chắc giá 15.000 USD. Nếu đem về nước mà bán lại không lời hơn vài ngàn USD thì cứ đem trả lại, tôi nhận”.

Cả khuôn viên khu chợ Tuol Tom Pong cùng với con đường “cổ vật” 450 nằm bên hông ngôi chợ như một “mê hồn trận” đồ cổ với gần 400 cửa hàng lớn nhỏ bày đầy ắp các loại cổ vật đủ mọi chủng loại. Các mặt hàng như cồng chiêng, các bức tượng Phật cổ được đúc bằng đồng của Campuchia, Lào…, các loại thố, địa, bình gốm đến các bức tượng voi thần Indra, các phù điêu Apsara… được quảng cáo là những cổ vật có niên đại 2.000-2.500 năm hoặc có niên đại từ thế kỷ 13, 14… Nhiều loại súng, đao, kiếm, dao, vũ khí cổ của người Thái Lan, Lào, Campuchia và cả của VN được bày la liệt.
http://khanhhoathuynga.files.wordpress.com/2009/05/phnom-penh-psar-tuol-03.jpg?w=150&h=112

http://khanhhoathuynga.files.wordpress.com/2009/05/phnom-penh-psar-tuol-02.jpg?w=150&h=112

http://khanhhoathuynga.files.wordpress.com/2009/05/phnom-penh-psar-tuol-01.jpg?w=150&h=112

http://khanhhoathuynga.files.wordpress.com/2009/05/phnom-penh-psar-tuol.jpg?w=150&h=112


http://khanhhoathuynga.files.wordpress.com/2009/05/oggetti-vari.jpg?w=150&h=112

http://khanhhoathuynga.files.wordpress.com/2009/05/che-meraviglia.jpg?w=150&h=112

http://khanhhoathuynga.files.wordpress.com/2009/05/phnom-penh-psar-tuol-04.jpg?w=150&h=99

http://khanhhoathuynga.files.wordpress.com/2009/05/stoffe.jpg?w=150&h=112

http://khanhhoathuynga.files.wordpress.com/2009/05/phnom-penh-psar-tuol-front.jpg?w=150&h=112

Ngoài những mặt hàng chung, hầu như gian hàng nào cũng có hàng “độc” riêng để thu hút khách. Có nơi chuyên mua bán đồ đá, đồ đồng; lại có những gian hàng chuyên về gốm sứ, hàng gỗ… Sam Chi, ông chủ một gian hàng mua bán cổ vật người Campuchia chuyên bán các loại hàng gốm cổ, nói tiếng Việt khá sõi, giới thiệu tuần nào cũng có vài chục người sưu tầm đồ cổ từ VN sang mua bán các loại gốm cổ với ông.

Cách đây vài ngày, ông người Campuchia này vừa bán một bộ tách cổ thời nhà Lý VN với giá 20.000 USD cho một nhà sưu tầm đồ cổ là dân Sài Gòn. “Muốn tìm hàng độc nước nào, niên đại bao nhiêu cứ đặt trước tại đây từ nửa tháng đến một tháng. Các chủ hàng ở đây có mối liên hệ mật thiết với các đường dây mua bán cổ vật xuyên quốc gia. Hàng nào thị trường châu Á có thì trước sau gì cũng qua nơi này” – ông Sam Chi bảo vậy.

Ông Sam Chi nói ngôn ngữ giao tiếp ở chợ này ngoài tiếng Khơme, tiếng Anh thì người ta còn có thể dùng tiếng Việt. Đa số dân mua bán đồ cổ ở chợ này đều biết ít nhiều tiếng Việt vì khách hàng săn lùng cổ vật sang đây đông nhất chính là người VN. Đồng thời hầu hết các “đại gia”, các ông “trùm” mua bán, sưu tầm đồ cổ ở VN đều có hệ thống “chân rết” và “đàn em” người Việt đặt tại Tuol Tom Pong.

Khi có nguồn hàng mới hay có những phi vụ chuyển nhượng lớn, các ông “trùm” đồ cổ VN đều bay qua Phnom Penh để tham gia mua bán trực tiếp. Một phi vụ mua bán đồ cổ của các ông “trùm” VN tại chợ này lên đến vài triệu USD là chuyện bình thường.

H.M.H., một “đại gia” buôn bán cổ vật người Việt và cũng là một trong những triệu phú đôla có máu mặt ở Phnom Penh – người hiện có hơn chục gian hàng đồ cổ tại chợ này, cho biết thị trường ngầm buôn bán cổ vật ở đây hầu hết do người Việt chi phối. Nhiều cổ vật từ VN được đưa sang đây từ khu phố đồ cổ Lê Công Kiều (TP.HCM).

Thật giả khó lường

Chợ Tuol Tom Pong cũng là nơi cung cấp, tiêu thụ đồ gian, đồ giả cổ có qui mô. Tại đây có những “lò” chế tác, chạm khắc các bức tượng giả cổ ngay tại chỗ mà người không phải dân chơi đồ cổ khó có thể phân biệt được. Có những gian hàng đầy cổ vật mà hàng thật, hàng nhái được bày xen kẽ nhau, giống nhau như hai giọt nước.

Nếu không phải dân trong nghề, khách rất dễ bị “bé cái lầm”. Chỉ cần nhìn vẻ lơ ngơ của khách, chủ hàng sẽ tự “phong, tặng” báu vật di sản hàng ngàn năm tuổi cho các mặt hàng giả cổ của mình và ra một cái giá “trời ơi” mà khách trả cỡ nào cũng “dính”.

Thấy tôi mân mê một bức phù điêu Apsara được chạm khắc tinh xảo, đẹp mắt, cô chủ gian hàng người Campuchia liền mời bằng tiếng Việt: “Mua đi anh. Hàng cổ vật thời Angkor từ thế kỷ 11 đấy. Em lấy rẻ 1.200 USD thôi”. Tôi còn đang tần ngần thì anh bạn Campuchia đi cùng xua tay: “Hàng giả cổ đấy, cái này chỉ đáng giá vài chục USD”. Ở gian hàng bên cạnh, hai cô bán hàng, có lẽ là người Việt, đang hí hửng với nhau bằng tiếng Việt vì vừa “trúng quả”: “Mày trúng món hời nhá. Bán bức tượng Phật bằng đồng… đúc ở Nghệ An trị giá có 30 USD cho ông khách Úc đến… 2.000 USD”.

Ngay cả dân chơi đồ cổ còn “non” nghề vẫn bị những “quả lừa”. Ông Nguyễn Ngọc Quang, một tay săn đồ cổ ở quận 3, TP.HCM, sang chợ Tuol Tom Pong bỏ ra 20.000 USD để mua bộ tách trà thời nhà Minh, Trung Quốc. Nhưng khi về VN nhờ dân lành nghề soi lại mới biết bộ tách mình vừa mua cũng của nhà Minh nhưng là… Minh Đức, một cơ sở làm gốm giả cổ ở Bình Dương. Ông Quang quay lại chợ đòi lại tiền thì chủ hàng xua tay vì đã “tiền trao cháo múc”.

Một điều thú vị nữa là không chỉ chi phối thị trường mua bán cổ vật thứ thiệt, nhiều ông chủ người VN còn chi phối cả các mặt hàng đồ giả cổ ở Tuol Tom Pong. Nhiều mặt hàng giả cổ như các bức tượng đồng có xuất xứ từ… Thanh Hóa, đồ gốm Bình Dương, Bát Tràng… được bày bán lẫn lộn với các cổ vật thật, khiến người mua “non tay” mặc tình lầm lẫn.

Bà Hồ Trang – người Việt gốc Hoa, buôn bán đồ giả cổ ở khu chợ này gần mười năm – cho biết các nguồn hàng giả cổ bà lấy từ các cơ sở VN sang. Cứ vài tuần lại có hàng mới đưa qua một lần. Lợi nhuận từ việc kinh doanh hàng giả cổ ở chợ này cũng đem lại siêu lợi nhuận và sôi động không kém gì thị trường đồ cổ thật vì có khi chỉ cần “bỏ một lãi mười, thậm chí còn lãi nhiều hơn nữa”.

Chợ cổ vật Tuol Tom Pong chỉ họp vào gần cuối buổi sáng đến xế chiều nhưng lại là một ngôi chợ quốc tế độc đáo của xứ chùa tháp với “đặc sản” là các loại đồ cổ “thật giả khó lường”