CHỢ ĐỒ CỔ VIỆT NAM

CHỢ ĐỒ CỔ VIỆT NAM (http://doco.sangnhuong.com/index.php)
-   Các bài viết, kiến thức, nghệ thuật chơi đồ cổ (http://doco.sangnhuong.com/forumdisplay.php?f=16)
-   -   Nghệ thuật chơi đồ cổ qua phong cách sưu tập (http://doco.sangnhuong.com/showthread.php?t=562089)

giuonggocongnghiep2022 06-09-2022 09:42 AM

Nghệ thuật chơi đồ cổ qua phong cách sưu tập
 
Nghệ thuật chơi đồ cổ qua phong cách sưu tập
Cổ vật mang trong mình giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, giá trị kỹ thuật, mỹ thuật, giá trị khoa học, giá trị tộc người và nhiều giá trị phi vật thể khác. Với các giá trị đó, cổ vật mang lại cho người lưu giữ nó nhiều lợi ích to lớn, từ lợi ích tinh thần đến lợi ích kinh tế.

Trên thế giới, việc quan tâm đến chơi cổ vật xuất hiện khá sớm. Ở Việt Nam, tuy có muộn hơn đôi chút nhưng cũng đặc biệt được chú ý, nhất là trong khoảng vài chục năm trở lại đây. Pháp luật nước ta đã có các quy định về gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của cổ vật. Đây là điều kiện cho giới chơi cổ vật phát huy được những mặt tích cực của lĩnh vực này trong một xã hội, khuyến khích sự phát triển cá nhân, miễn là sự phát triển đó đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của xã hội.
Chơi theo phong cách cổ đồ

Phong cách chơi cổ đồ là dùng đồ cổ để bày theo đúng quy cách mỹ thuật cổ điển. Những người thuộc trường phái này luôn thấm nhuần tư tưởng triết học và quan niệm thẩm mỹ phương Đông cổ.

Đây là lối chơi theo âm dương ngũ hành, là lối chơi đồ cổ và thưởng ngoạn chúng theo lối cung đình Trung Hoa hay theo kiểu bề thế của một gia đình danh gia vọng tộc. Mùa đông bày đồ màu đỏ, gợi cảm giác ấm cúng, mùa hè lại bày màu trắng, gợi cảm giác mát mẻ. Bình cổ màu đen thì đi với màu vàng, lọ màu xanh đi với cúc trắng, lọ màu trắng thì cắm hoa màu đỏ như hải đường hoặc đào bích... Cách chơi này phổ biến ở miền Bắc, phần nào chịu ảnh hưởng từ truyền thống Trung Hoa, toát lên phong cách tao nhã, triết lý sâu xa, ngầm phô trương chủ nhân là người cao sang, giàu có như lời kể của tác giả Phạm Quốc Quân: “Ngày xuân, cụ mời tôi uống trà sen, ăn nho khô, được để trong một chiếc đĩa men ngọc Long Tuyền thời Tống, rồi cụ buông một câu, chứng tỏ sự hiếm quý của đồ đựng... “Chúng ta đang được làm vua”, bởi theo cụ, chiếc đĩa ấy là đồ ngự dụng... Tôi lặng ngắm chiếc đĩa nhỏ, xanh như một viên ngọc bích, thành lợi chậu, sâu lòng, dưới đáy có hai con cá vùng vẫy ngược chiều, mà vào thời đại những năm 60 của thế kỷ trước, cụ mua tới 2 cây vàng”.

Để bày đồ cổ, người ta không đòi hỏi phải có nhiều hiện vật, mà chỉ đòi hỏi phải có vài thứ đồ cổ đích đáng, hội đủ ba điều kiện: cổ, quý, kỳ. Đồ phải thật sự là cổ, càng xa xưa càng hay. Đồ càng xưa càng quý. Nhưng chúng phải là loại sản phẩm kỳ lạ, tức là chất liệu và tạo dáng phải thật độc đáo.

Nghệ thuật trưng bày theo trường phái cổ đồ để thưởng ngoạn đòi hỏi một bối cảnh không gian hài hòa, vừa thoáng đãng, sáng sủa, vừa có vật cảnh tạo nền. Thông thường, người ta tạo nền bằng các đồ gỗ cổ hoặc giả cổ, được tạo tác khéo léo và hài hòa. Nền có tác dụng làm nổi bật các thứ đồ cổ, làm tăng thêm giá trị nhiều mặt của chúng. Quan trọng nhất là chủ nhân phải thông hiểu nghệ thuật trang trí Trung Quốc thời cổ với những bài bản, quy tắc của nó ở từng thời đại, kết hợp với nghệ thuật trang trí cổ Việt Nam, có kiến thức cần thiết về đồ cổ nói chung và am tường loại đồ cổ mà mình chơi.
https://nghego.edu.vn/cay-sua/
http://doco.sangnhuong.com/showthrea...427#post568427


Các múi giờ đều là GMT +7. Bây giờ là 01:28 AM.

.: Diễn đàn xây dựng bởi: SangNhuong.com