Phân biệt đồng hồ nội địa và đồng hồ tây
- Xuất xứ
Đồng hồ nội địa hay đồng hồ Tây bản chất có cùng nguồn gốc xuất xứ nhưng khác nhau giai đoạn nhập khẩu vào Việt Nam.
Dưới đây là hình ảnh của một chiếc đồng hồ ODO chụp tại phòng khách xưa kia của Vua Bảo Đại
Đồng hồ nội địa xưa kia theo đường tàu biển du nhập vào Việt Nam bởi những người từ phương Tây qua Việt Nam tham gia công tác, làm việc hoặc truyền đạo: Sĩ quan Pháp, nhà truyền giáo và tầng lớp lao động trí thức.
Tên gọi khác của đồng hồ bản nội địa: Đồng hồ Đông dương, đồng hồ bãi.
Đồng hồ nội địa ngoại hình thường bị xuống cấp do những yếu tố sau:
Nhập khẩu bằng tàu biển không vỏ, ảnh hưởng bởi hơi mặn.
Dùng nhiều ở các vùng đồng bào ven biển nên bị ảnh hưởng bởi gió mặn, sương muối.
Sử dụng lâu năm ở Việt Nam là vùng lãnh thổ có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm.
Thường lắp trong những thùng đóng tại Việt Nam. Độ kín không cao.
Dung môi vệ sinh máy, dầu bôi trơn và quy trình bảo dưỡng không bài bản theo tiêu chuẩn của Nhà sản xuất.
- ĐỒNG HỒ NỘI ĐỊA
Về Việt Nam giai đoạn 1990 trở về trước. Máy có màu xám đen. Nhập khẩu qua đường tàu biển. Độ nguyên bản không cao, thường đi kèm vỏ đóng tại Việt Nam. Mặt số có màu ngả vàng
Bộ côn có dấu hiệu gỉ hoặc tróc lớp mạ. Xuất phát từ các vùng đồng bào ven biển hoặc những nơi xưa kia bị Thực dân chiếm đóng
- ĐỒNG HỒ TÂY NHẬP KHẨU
Về Việt Nam giai đoạn sau năm 1990. Máy có màu vàng óng. Nhập khẩu theo công, theo đường xách tay hoặc đường hàng không. Độ nguyên bản cao. Mặt số còn nguyên lớp sơn, ít bong tróc.
Gông có màu xanh hoặc đen tím, gỉ ít. Xuất phát từ các vùng có sân bay, cảng biển, biên giới: Hà Nội, Hải Phòng, Long An, TP HCM …..
xem thêm:
https://gotrangtri.vn/tu-go-xoan-dao...gia-bao-nhieu/
http://doco.sangnhuong.com/showthrea...736#post568736