SangNhuong.com

 
 
 

  
Quay lại   CHỢ ĐỒ CỔ VIỆT NAM > Kiến thức đồ cổ > Kiến thức về tiền và tem cổ
Tên truy cập
Mật khẩu
  

Trả lời
 
Các chức năng Tìm kiếm trong chủ đề này Kiểu hiển thị
  #1  
Old 08-06-2012, 02:49 PM
taiduco taiduco is online now
Junior Member
 
Ngày tham gia: May 2012
Bài viết: 1
Mặc định Tiền tệ Việt Nam dưới thời Pháp thuộc

Tiền tệ Việt Nam dưới thời Pháp thuộc



Trước khi nước ta bị Pháp chinh phục tại Việt Nam đồng bạc Mễ Tây Cơ đã lưu hành rồi, nhưng chỉ ở các hải cảng vì có sự hiện diện của các thương gia Trung Quốc.Đoàn quân viễn chinh Pháp chỉ phổ biến việc sử dụng đồng bạc mà thôi vì lẽ đồng quan Pháp không được người Việt Nam chấp nhận mà đồng tiền bằng đồng và kẽm của ta thì rất cồng kềnh, trị giá quá nhỏ nên người Pháp không chịu dùng làm phương tiện thanh toán.Vả lại người Trung hoa khi giao dịch buôn bán với người Pháp thì chỉ nhìn nhận có đồng bạc Mễ Tây Cơ thôi.

Đồng bạc Mễ Tây Cơ mang hình vẽ 1 cái cân (Piastre à balance) có kim lượng 0,9027 và nặng 27 grammes.

Vào năm 1864, pháp định cho lưu hành đồng 5 quan để dễ thay thế đồng Mễ Tây Cơ nhưng đã thất bại, vì trên thương trường trị giá đồng 5 quan kém hơn đồng Mễ Tây Cơ, nên không ai chịu thừa nhận.

Đồng bạc Mễ Tây Cơ trong 12 năm trường ăn 5 quan 55 quan Pháp và cho tới cuối năm 1876 thì có thêm đồng "Trade Dollar" Mỹ lưu hành và nặng 27 grammes 215 24 grammmes với 493 bạc nguyên chất.

Vào ngày 09/03/1878, bộ tài chính Pháp cho đúc "Đồng bạc thương mại" (piastre de commerce) có chuẩn độ 900/1000 quý kim và nặng 27 grammes 215.Đồng này được chia làm trăm phần và người ta trù liệu cho phát hành những đồng 10, 20, 50 xu bằng bạc và những đồng 1 xu và đồng ăn 1/500 đồng bạc bằng đồng đen.
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Old 08-06-2012, 02:49 PM
daihungbnn daihungbnn is online now
Junior Member
 
Ngày tham gia: May 2012
Bài viết: 1
Mặc định

Thiết lập Đông Dương ngân hàng



Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (trước đây là Chi nhánh ngân hàng Đông Dương)








Thiết lập tại Nam Kỳ do 1 sắc lệnh áp dụng đạo luật ngày 24/06/1874 về các ngân hàng thuộc địa, Đông Dương ngân hàng có đặc quyền phát hành tiền chung cho Nam kỳ (Cochinchine) và các nhượng địa Ấn Độ (Indefrancaise) trụ sở chính của Đông Dương ngân hàng đặt tại Paris còn tại Saigon và Pondichery thì có 2 chi nhánh.

Vốn của Đông Dương ngân hàng là 8 triệu quan Pháp.

Đông Dương ngân hàng có độc quyền phát hành giấy bạc, với điều kiện:

* Ngạch số giấy bạc lưu hành không được gấp 3 lần trữ kim (encaisse métallique)

* Ngạch số lũy tích giấy bạc du hành các chương mục vãng lai (compty courants) và các tái khoản khác của ngân hàng không được gấp quá 3 lần số vốn và dự trữ của ngân hàng.

Giấy bạc do Đông dương ngân hàng phát hành có giá trị phát định (cours légal) và lúc khởi thủy Đông Dương Ngân Hàng cho phát hành giấy: 1000 quan, 500 quan, 100 quan, 20 quan và 5 quan.

Đặc quyền phát hành của Đông Dương Ngân Hàng lúc đầu được ấn định trong 20 năm do sắc lệnh ngày 21/01/1875 nhưng sau đã được gia hạn nhiều lần.Sắc lệnh ngày 20/02/1880 nới rộng đặc quyền này tới Trung kỳ (Annam) Bắc kỳ (Tonkin) Cambodge (Miên) Nouvelle Calédonie.
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Old 08-06-2012, 02:49 PM
info info is online now
Junior Member
 
Ngày tham gia: May 2012
Bài viết: 12
Mặc định

Khi Pháp tới - số phận của tiền do các nhà vua phát hành



Khi Pháp tới Việt Nam, thiết lập Đông Dương ngân hàng xong rồi, người VN vẫn còn dùng nén vàng nén bạc và các đồng tiền bằng đồng và đồng kẽm, Thống đốc Nam Kỳ hồi xưa gọi là "quan Phó Soái" ấn định hối xuất của các loại tiền này đối với đồng bạc.Kể từ đó, bạc thay thế cho đồng để làm bản vị.

Nghị định ngày 03/09/1863 ấn định:

* 1 nén vàng nặng 1ký = 3,127 quan (franc)

* 1 nén bạc nặng 1 ký = 200 quan (franc)

* 1 quan tiền (ligature) = 1 quan (franc)

Hối suất đã được ấn định như trên nhưng sau vì có nhiều sự gian trá nên đối với các nén vàng và bạc phải có chuẩn độ 910/1000 quý kim tuy nhiên chuẩn độ này cũng ít khi đạt được, nên nghị định ngày 11/07/1868 không cho Ngân khố thu thuế bằng những nén vàng hay nén bạc nữa.

Còn những đồng tiền bằng kẽm thì hối suất cũng xuống dưới 1 quan Pháp và vì dễ bị hư nên cũng không được dùng để đóng thuế.Do đó ngày 1/1/1869 Chính phủ ra lệnh chỉ chấp nhận có đồng bạc trong việc đóng thuế.Nhưng vì thiếu tiền lẻ ( cho tới năm 1863 tiền lẻ thông dụng là đồng tiền đồng và kẽm của ta ) nên phải cắt đồng bạc Mễ Tây Cơ thành từng mảnh để tiêu dùng.
Trả lời với trích dẫn


  #4  
Old 08-06-2012, 02:49 PM
business-investment business-investment is online now
Junior Member
 
Ngày tham gia: May 2012
Bài viết: 2
Mặc định

Ảnh hưởng của sự tăng giá đồng bạc

Sự tăng giá của đồng bạc Đông Dương làm tăng số lời của các nhà sản xuất cảng nên đã đem lại sự phồn thịnh cho Đông Dương trong những năm 1918 đến năm 1922.



1 PIASTRE SILVER 1922 (loại 27 GR - KHÔNG H): INDOCHINE





1 PIASTRE SILVER 1922 (loại 27 GR - CÓ H): INDOCHINE





Về phần Đông Dương ngân hàng thì điểm lợi là thu hồi trong những nghiệp vụ hối đoái.Như vào năm 1921 trong số 80 triệu quan tiền lời của Ngân hàng, 1 phần lớn đã do các nghiệp vụ hối đoái đem lại, nhờ ở sự thăng trầm của giá bạc, kim loại và giá đồng tiền bạc, mặt khác nhờ ở đặc quyền phát hành đồng bạc của Đông Dương ngân hàng.Nhưng sự thăng trầm của giá bạc đã gây ra sự bất ổn về hối đoái khiến các thương gia phải chi phí thêm về bảo hiểm hối đoái.

Sự bất ổn này còn làm cho tư bản ngoại quốc không dám nhập nội và khuyến khích sự đào tẩu tư bản ra ngoại quốc.Do đó, ĐÔNG DƯƠNG LÂM VÀO CẢNH THIẾU PHƯƠNG TIỆN TÀI CHÍNH để khai thác tài nguyên và canh tân dụng cụ sản xuất.

Trả lời với trích dẫn


Trả lời


Các chức năng Tìm kiếm trong chủ đề này
Tìm kiếm trong chủ đề này:

Tìm kiếm nâng cao
Kiểu hiển thị

Chức năng
Bạn không được gửi chủ đề mới
Bạn không được gửi bài trả lời
Bạn không được gửi kèm file
Bạn không được sửa bài của mình

vB code: Bật
Smilies: Bật
[IMG] code: Bật
HTML code: Bật
Di chuyển


.: Diễn đàn xây dựng bởi: SangNhuong.com

Các múi giờ đều là GMT +7. Bây giờ là 04:03 PM.