SangNhuong.com

 
 
 

  
Quay lại   CHỢ ĐỒ CỔ VIỆT NAM > Kiến thức đồ cổ > Kiến thức về tiền và tem cổ
Tên truy cập
Mật khẩu
  

Trả lời
 
Các chức năng Tìm kiếm trong chủ đề này Kiểu hiển thị
  #1  
Old 08-06-2012, 02:49 PM
kavina kavina is online now
Junior Member
 
Ngày tham gia: May 2012
Bài viết: 1
Mặc định Lịch sử tiền tệ tại việt nam

Lịch sử tiền tệ tại việt nam



(trích tài liệu sưu khảo của Nguyễn Kỳ Nam - 1971) - Trong đây có sử dụng 1 vài hình ảnh minh họa sưu tầm trên mạng và hình ảnh trong bộ sưu tập của nhà sưu tập Mai Ngọc Phát.

Sau khi biết qua nguyên lai tiền tệ trong XH từ hồi thượng cổ, giờ tới phần lịch sử tiền tệ tại Việt Nam qua các triều đại, từ lập quốc tới ngày nay.

Có tất cả 5 chế độ tiền tệ kế tiếp, được chia ra như sau:

* Chế độ tiền tệ trước thời Bắc thuộc

* Chế độ tiền tệ trong thời Bắc thuộc

* Chế độ tiền tệ quốc gia suốt 10 thế kỷ độc lập

* Chế độ tiền tệ dưới thời Pháp thuộc

* Sự phục hồi chủ quyền tiền tệ của quốc gia từ năm 1955

* Nhưng theo chúng tôi còn 1 chế độ tiền tệ "lệ thuộc vào đồng đôla" từ năm 1956 đến năm 1971.
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Old 08-06-2012, 02:49 PM
kwongsoon kwongsoon is online now
Junior Member
 
Ngày tham gia: May 2012
Bài viết: 2
Mặc định

Trước thời bắc thuộc



Theo ông Nguyễn Bích Huệ thì trong thời kỳ này, tổ tiên của chúng ta hoàn toàn không biết đến tiền tệ, vì lẽ rất ít nhu cầu và có 1 nền kinh tế tự túc.Dần dần về sau, vì tiếp xúc với những sắc tộc tiến bộ hơn như sắc tộc Tây hay Thái, sắc tộc Mèo và Nhắng..v..v. người giao mới chỉ bắt đầu dùng xa cừ rồi dùng những chất phẩm để nhuộm làm tiền tệ thông dụng.Sử gia Tư Mã Thiên trong thiên sử ký đầu tiên của Trung Quốc cũng đã ghi chép như vậy.
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Old 08-06-2012, 02:49 PM
adlienphuong adlienphuong is online now
Junior Member
 
Ngày tham gia: May 2012
Bài viết: 2
Mặc định

Vua Lê Thánh Tôn phát hành nhiều tiền nhất



Vua Lê Thánh Tôn, vị vua kế vị lừng lẫy vua Lê Lợi, cho phát hành nhiều tiền nhất, hàng chục triệu đồng tiền "Hồng Đức Thông Bảo" không những tràn ngập lãnh thổ nước Đại việt mà còn lưu hành cả trên những tỉnh mới lấy được của người Chàm (tỉnh Thuận Hóa); cho tới cuối đời nhà Lê (cuối thế kỷ 18) thì tiền "Hồng Đức" hết lưu hành.

Tới lúc Trịnh - Nguyễn phân tranh thì ngoài Bắc chúa Trịnh cho phát hành loại tiền lấy danh hiệu Cảnh Hưng.Khi Tây Sơn Nguyễn Huệ lên ngôi, tiền Hồng Đức và Cảnh Hưng bị thay thế bằng những đồng tiền "Thái Đức" "Quang Trung" và "Cảnh Thịnh".



CẢNH HƯNG THÔNG BẢO , TRÙNG LUÂN MẶT TRƯỚC





Thái Đức Thông Bảo





Quang Trung Thông Bảo

- Lưng trơn

- Biên lòng máng





Còn trong Nam,từ Thuận Hóa trở vào, chúa Nguyễn cho đúc đồng tiền "Thái Bình".Về các sở đúc tiền dưới triều nhà Lê, tại mỗi tỉnh lỵ hay hay trấn đều có 1 sở đúc tiền, nhưng vì có nhiều lạm dụng và gian lận của các vị quan đầu tỉnh, Trịnh Doanh ra lệnh bãi bỏ các sở ấy và chỉ còn giữ lại có 2 sở đúc tiền tại Kinh Đô (Đông Kinh nay là Hanoi)

Năm 1776, sau khi lấy được Thuận hóa, chúa Trịnh lập nhà đúc tiền tại Phú Xuân và cho đúc 30.000 đồng tiền Cảnh Hưng.

Dưới đời nhà Lý, nhà Trần và nhà Lê, các vua chúa đã nhiều lần phát hành tiền bạc mỗi đồng nặng 1 lượng trị giá 10 đồng, mỗi đồng ăn 2 tiền.

Vì thiếu tiền lẻ bằng bạc, mỗi lượng bạc có thể được bẻ ra nhiều mảnh để tiêu dùng.Ngoài ra, cũng có cả tiền vàng từng thoi, nhưng rất ít lưu hành.Tiền vàng chỉ dùng để đóng thuế điền thổ đánh vào ruộng đất lớn của quý tộc, huế công quản đánh trên việc khai thác ruộng muối hay buôn bán thuốc phiện.Tiền vàng còn được dùng để tích trữ.
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Các chức năng Tìm kiếm trong chủ đề này
Tìm kiếm trong chủ đề này:

Tìm kiếm nâng cao
Kiểu hiển thị

Chức năng
Bạn không được gửi chủ đề mới
Bạn không được gửi bài trả lời
Bạn không được gửi kèm file
Bạn không được sửa bài của mình

vB code: Bật
Smilies: Bật
[IMG] code: Bật
HTML code: Bật
Di chuyển


.: Diễn đàn xây dựng bởi: SangNhuong.com

Các múi giờ đều là GMT +7. Bây giờ là 09:54 PM.