SangNhuong.com

 
 
 

  
Quay lại   CHỢ ĐỒ CỔ VIỆT NAM > Chơi đồ cổ - Thảo luận chung > Chia sẽ , giúp đỡ trẻ bị tàn tật
Tên truy cập
Mật khẩu
  

Trả lời
 
Các chức năng Tìm kiếm trong chủ đề này Kiểu hiển thị
  #1  
Old 23-05-2012, 10:38 AM
thanhhungjsc thanhhungjsc is online now
Junior Member
 
Ngày tham gia: May 2012
Bài viết: 15
Mặc định Trung thu không bánh, không đèn...

(Dân trí) - Ở cái xóm vạn đò trong thành phố Huế này, Trung thu năm nào cũng vậy, không bánh, không đèn. Đêm Rằm, nghe tiếng trống múa lân, đám trẻ lại rủ nhau chạy đi xem. Xem xong lại lủi thủi quay về...
Trung thu đang đến rất gần, không khí trên các tuyến phố nhộn nhịp khác thường, trẻ em là những người háo hức hơn cả. Nhưng ở xóm vạn đò trong thành phố Huế, đó là những mùa Trung thu không bánh, không đèn. Tết Trung thu cứ như xa lạ lắm.

Có hàng chục xóm vạn đò sinh sống dọc theo các nhánh của sông Hương (thành phố Huế). Không ai biết chính xác thời gian xuất hiện, xóm vạn đò ngày nay vẫn chỉ toàn những dãy nhà thuyền lụp xụp. Những đứa trẻ thuộc thế hệ thứ 3, 4 ở các xóm vạn đò này vẫn sống cuộc sống chật vật, thiếu thốn không hơn những thế hệ trước là bao.
Xóm vạn đò những ngày cận Trung thu, vắng bóng đèn lồng, bánh nướng bánh dẻo, hiếm hoi cả những phút giây thảnh thơi nô đùa trẻ thơ. Trẻ vạn đò có ý thức mưu sinh từ tấm bé:


Ba mẹ mướt mải mưu sinh, các anh chị "tạm coi là lớn" nếu không phải theo đãi hến, mò ốc thì ở nhà phụ trách trông em.



Sự học của trẻ em vạn đò thiệt thòi hơn cả. Điều kiện khó khăn, một góc học tập nhỏ cũng không có nhưng các em rất ham học. Những năm gần đây, trẻ vạn đò luôn được các sinh viên tình nguyện dạy học và ngày càng có nhiều em tình nguyện đến lớp. Trong điều kiện thua kém bạn bè cùng trang lứa trên bờ, nhiều em vẫn cố gắng học tập, mỗi người đều có một ước mơ riêng. “Em học để có tiền mua bánh cho các bạn ở xóm cùng ăn Trung thu”, em Phan Văn Tâm hồn nhiên chia sẻ.


Mọi sinh hoạt đều trên sông nước, vì thế phương tiện đi lại duy nhất là thuyền. Muốn đến lớp học do những anh, chị sinh viên tình nguyện dạy gần Cồn Hến, các em cũng phải chèo thuyền đến lớp.


Do không có chỗ chơi, hàng ngày các em lấy sông nước làm nguồn vui. Một ngày, những đứa trẻ ở xóm vạn đò tắm sông 3- 4 lần, cứ thích lên là nhảy xuống sông. Ba mẹ không có thời gian cấm cản, dù biết có nhiều rủi ro.


Cuộc sống chật chội, khó khăn, những đứa trẻ nơi đây còn phải đối mặt với sự ô nhiễm, bệnh tật.


Cậu bé này ngày nào cũng theo ba mẹ mò nghêu, đãi hến. Cuộc sống gắn liền với sông nước từ lúc lọt lòng giúp em bơi lặn rất giỏi. Sự vất vả mưu sinh lại cho em một sức khỏe dẻo dai.


Hàng ngày hai em Lê Thị Nga và Hà Thị Chi cùng nhau ngồi trên cầu Gia Hội, TP Huế bán ốc.


Hai anh em Hiếu chèo thuyền dọc bờ sông vớt củi giúp ba mẹ


Niềm hạnh phúc nhỏ nhoi.


Một số gia đình trong xóm kiêm nghề chèo thuyền chở khách du lịch trên sông Hương nên “đầu tư” vài chiếc ghế nhựa. Tối đến những đứa trẻ ngủ lấy luôn ghế làm giường.


Khe cửa rất hẹp như tương lai các em. Tỉnh Thừa Thiên - Huế đang từng bước tiến hành đưa các hộ dân vạn đò lên bờ, thỏa mơ ước của bao đứa trẻ nơi đây mong thoát cảnh sống lênh đênh sông nước.
View long_k's Photo Album Trả lời với trích dẫn
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Các chức năng Tìm kiếm trong chủ đề này
Tìm kiếm trong chủ đề này:

Tìm kiếm nâng cao
Kiểu hiển thị

Chức năng
Bạn không được gửi chủ đề mới
Bạn không được gửi bài trả lời
Bạn không được gửi kèm file
Bạn không được sửa bài của mình

vB code: Bật
Smilies: Bật
[IMG] code: Bật
HTML code: Tắt
Di chuyển


.: Diễn đàn xây dựng bởi: SangNhuong.com

Các múi giờ đều là GMT +7. Bây giờ là 09:55 PM.