SangNhuong.com

 
 
 

  
Quay lại   CHỢ ĐỒ CỔ VIỆT NAM > Kiến thức đồ cổ > Những bài viết hay về những kỉ vật thời chiến
Tên truy cập
Mật khẩu
  

Trả lời
 
Các chức năng Tìm kiếm trong chủ đề này Kiểu hiển thị
  #1  
Old 23-05-2012, 10:52 AM
thanhhungjsc thanhhungjsc is online now
Junior Member
 
Ngày tham gia: May 2012
Bài viết: 15
Mặc định Tấm bản đồ chỉnh nòng pháo

Tấm bản đồ về chiến trường Điện Biên Phủ mà bộ đội ta lấy được từ dù của máy bay Pháp thả xuống, đã chỉnh nòng pháo cho Đại đoàn công pháo 351, khiến địch kinh hoàng bạt vía.
Ông Đào Văn Trường Đại đoàn trưởng Đại đoàn công pháo 351 giờ đây ở tuổi 92, vẫn nhớ từng chi tiết về tấm bản đồ…
Ông Đào Văn Trường, nguyên Đại đoàn trưởng Công pháo 351 đã trao tặng cho Viện Bảo tàng Lịch sử Quân đội tấm bản đồ này theo lời khuyên của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Chúng tôi tìm về Thái Nguyên, gặp lại ông Phùng Quang Truy, nguyên đội phó đội trinh sát của Trung đoàn 148, một trong những người lấy được tấm bản đồ từ máy bay địch thả dù xuống.
Ông Truy kể: “Hôm đó, tôi cùng năm anh em được giao nhiệm vụ tiền nhập vào khu trung tâm Mường Thanh, điều tra tình hình địch. Khi chúng tôi đến vị trí Căng - Na - Nà Noong thì đã 19 giờ tối. Địch thả dù tiếp tế sân bay cho sở chỉ huy của địch.
Một số dù bị lạc sang Căng - Na - Nà Noong thuộc cứ điểm 203. Chúng tôi bỗng phát hiện một chiếc dù màu hồng khác hẳn với những chiếc khác. Tôi phân công bốn đồng chí chia làm hai đầu cảnh giới, còn tôi và đồng chí Xuân bò qua lớp dây thép gai vào lấy dù.
Trong đống dù có nhiều thứ, trong đó có một ống tròn bịt kín. Chúng tôi nhanh chóng trở về đơn vị cùng ống tròn bịt kín đó. Khoảng 21 giờ, khi chuẩn bị vượt sông Nậm Rốm, chúng tôi bị địch phát hiện, đồng chí Tiết hy sinh.
Tới nơi đóng quân ở dãy Tà Lèng, chúng tôi mở chiếc hộp ra thì thấy tấm bản đồ tỷ lệ 1:25.000 và nhiều tấm ảnh cỡ 24 x 30. Ghép các tấm ảnh lại thì thành 49 cứ điểm đóng quân của địch ở Điện Biên Phủ. Những tấm ảnh và tấm bản đồ ngay sau đó được giao cho Đại đoàn trưởng Đại đoàn Công pháo 351 Đào Văn Trường.
Ông Đào Văn Trường – người đại đoàn trưởng duy nhất còn sống trong số năm đại đoàn trưởng đánh Điện Biên, năm nay đã 92 tuổi, 60 năm tuổi Đảng nhưng vẫn minh mẫn.
Ông Trường quê gốc ở phố Bạch Mai, Hà Nội, sinh ra trong gia đình Nho giáo. Năm 1941, sau khởi nghĩa Bắc Sơn, ông chỉ huy Cứu quốc quân. Tháng 2/1942, ông bị thực dân Pháp bắt rồi bị đày ở Côn Đảo.
Sau khi ra tù, ông từng giữ chức cục trưởng cục tác chiến, phó tổng tham mưu trưởng, và cuối cùng là Đại đoàn trưởng Đại đoàn Công pháo 351.
Khi nòng pháo có mắt
Tấm bản đồ“Những ngày đầu, khi đưa pháo lên Điện Biên Phủ, pháo binh chúng tôi chỉ có trong tay tấm bản đồ 1:100.000m thiếu rất nhiều chi tiết. Chúng tôi đành phải quan sát địa hình bằng chiếc ống nhòm, ước tính độ dốc, bổ sung những ngọn núi, con suối không có tên trong bản đồ”, ông Trường nhớ lại.
Cách làm mang tính thủ công ấy khiến cho tầm nhìn của pháo binh bị hạn chế nhiều. Đúng lúc chiến dịch sắp mở màn, Đại đoàn trưởng Đại đoàn pháo binh nhận được tấm bản đồ Điện Biên Phủ của thực dân Pháp vẽ. Cùng với những tấm ảnh chụp trên máy bay 49 cứ điểm của địch, chiến trường Điện Biên Phủ trở nên rõ ràng như lòng bàn tay.
“Nhờ nó, chúng tôi vẽ được các vị trí của địch và chọn địa điểm đặt pháo của ta, hiệu chỉnh đường bắn pháo. Tôi không nghĩ chiến dịch Điện Biên lại kết thúc sớm như vậy nên còn đánh dấu bằng mực màu đỏ đường chuyển pháo của ta trong trường hợp cuộc chiến kéo dài”.
Một khi vòng vây càng siết chặt thì có nguy cơ pháo binh đấm lưng bộ binh ta. Tấm bản đồ khiến cho những quả đạn pháo 105 ly như có mắt, bắn rất chính xác vào các cứ điểm của Pháp.
Hỏa tiễn sáu nòng của Đại đoàn Công pháo 351 gầm vang, trút những quả đạn xuống lô cốt của Pháp, gây ra sức nóng trên 1.000 độ. Mức tản xạ của hỏa tiễn và pháo 105 ly rất lớn trong khi khoảng cách giữa ta và địch lại gần nhưng bộ đội vẫn không bị ảnh hưởng nhờ đôi mắt mà tấm bản đồ đã gắn cho các nòng pháo.
Sau này, khi viết về chiến dịch Điện Biên Phủ, Bernard B.Fall – nhà báo, nhà sử học, tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Điện Biên Phủ- Một góc địa ngục” - nhắc đến tấm bản đồ 1:25.000: “Nhờ có tấm bản đồ này, Việt Minh có điều kiện hiệu chỉnh đường bắn của pháo binh với độ chính xác cao nhất”.
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Các chức năng Tìm kiếm trong chủ đề này
Tìm kiếm trong chủ đề này:

Tìm kiếm nâng cao
Kiểu hiển thị

Chức năng
Bạn không được gửi chủ đề mới
Bạn không được gửi bài trả lời
Bạn không được gửi kèm file
Bạn không được sửa bài của mình

vB code: Bật
Smilies: Bật
[IMG] code: Bật
HTML code: Bật
Di chuyển


.: Diễn đàn xây dựng bởi: SangNhuong.com

Các múi giờ đều là GMT +7. Bây giờ là 06:46 AM.