SangNhuong.com

 
 
 

  
Quay lại   CHỢ ĐỒ CỔ VIỆT NAM > Kiến thức đồ cổ > Các bài viết, kiến thức, nghệ thuật chơi đồ cổ
Tên truy cập
Mật khẩu
  

Trả lời
 
Các chức năng Tìm kiếm trong chủ đề này Kiểu hiển thị
  #1  
Old 09-03-2022, 10:43 PM
baohan4228 baohan4228 is online now
Senior Member
 
Ngày tham gia: Mar 2022
Bài viết: 474
Mặc định Trang bị kiến thức để nhận biết đồ cổ giả

Trang bị kiến thức để nhận biết đồ cổ giả

Hiện nay đồ cổ giả rất phổ biện, hãy trang bị kiến thức để nhận biết đồ cổ giả là điều mỗi người chơi đồ cổ nên biết.

Trên thị trường buôn bán có hai loại là “hàng xịn” và “hàng mông”, khách “gà” thường mua phải loại hàng mông (hàng giả cổ) với giá cao ngất ngưởng. “Có những thứ đồ được bán với giá cao gấp đến 20 lần khi mua”, V. bật mí.



Một câu chuyện về đồ cổ giả

Chúng tôi quyết định lấy bản thân mình ra làm “vật thí nghiệm”, và quả thật vậy. Đã biết “giá làng” của một chiếc trống đồng Minh Khí loại nhỏ giả cổ là từ 150 – 300 ngàn nếu mua ở Thanh Hoá, thế nhưng khi vờ hỏi mua một chiếc trống loại này ở cửa hàng của V, anh ta hét giá lên đến 2,5 triệu và cùng vờ “ưu ái” lại: “Đấy là giá cho người quen nên anh bán lấy vốn, chứ khách lạ thì anh còn bán giá cao hơn nữa”. V. nói thêm: “Hàng giả cổ mới có giá như vậy, chứ hàng thật thì ít nhất cũng phải 2, 3 ngàn USD”.

Dọc một số con phố ở Hà Nội như Nghi Tàm, Tô Tịch cũng có những cửa hàng chuyên bán đồ cổ như cửa hàng của V. Giới chơi đồ cổ cho biết, dân sưu tầm chuyên nghiệp ít khi lai vãng đến đây vì họ cho rằng phần lớn những đồ bán ở đây là giả cổ. Những cửa hàng này thường không treo biển, hoặc chỉ treo biển “Đồ thủ công, mỹ nghệ”, người sưu tầm rỉ tai nhau chỉ giới thiệu thì mới biết. Vào những cửa hàng này, cảm giác đầu tiên của khách sẽ là khung cảnh tôi tối, âm u dễ đánh lừa thị giác; khiến người xem thấy những món đồ treo trên tường, bày la liệt trên giá, sập, phản cũng tôi tối, cũ cũ trong ánh sáng nhập nhoạng này.

Chỉ vào món đồ nào hỏi cũng được chủ cửa hàng quảng cáo với những mỹ từ “bốc tận mây xanh” như “Đây là đồ độc, không tìm được cái thứ hai ở Việt Nam”. Một chiêu khác khi bán hàng ở đây là chủ cửa hàng “nhìn mặt mà bắt hành dong”: thấy khách bình dân thì giả lả: “Biết em thích nhưng điều kiện mình có hạn nên mua thứ này vừa đẹp, vừa phù hợp túi tiền”; khách sang hơn thường được rỉ tai dắt vào buồng, lên gác hoặc đến “cơ sở hai” để xem hàng “xịn”.

Phân biệt hàng giả cổ



Hàng giả cổ có hai loại: giả cổ cấp thấp và giả cổ cao cấp.

Đồ giả cổ cấp thấp có giá khá “mềm” vì không phải kỳ công “chế”, và khó có thể bịp ai.
Đồ giả cổ cao cấp được làm đặc biệt tinh vi nên giá cao thấp tùy vào độ “gà mờ” của người mua.
Các con buôn còn thêu dệt nên những huyền thoại về món đồ, hoặc bắt tay nhau “nổ” về món đồ khiến người mua rơi vào bẫy đã bị gài.

Hiện nay, những người sưu tầm một câu chuyện “thật như bịa” như sau: gần 10 năm trước, một tay được đánh giá là “sành chơi” trong làng cổ vật bỏ ra 8 triệu đồng để mua một chiếc bình bằng đồng thời Đông Sơn. Chiếc bình cổ này được trang trọng bày trên giá như một bảo vật. Bất ngờ một hôm, có bậc cao thủ đến chơi nhìn thấy chiếc bình đó đã cười nhạt và lắc đầu. Muốn chứng minh mình không phải là “gà”, chủ nhà nghiến răng cạo lớp đồng rỉ xanh trước mặt khách và té ngửa khi nhìn thấy lõi của chiếc “bình cổ” là… vỏ lon Coca Cola.

Tinh vi “công nghệ” sản xuất… cổ vật



Theo quy định trong Luật Di sản văn hóa, “Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên”. Thế nhưng trên thị trường “ngầm”, nhiều món đồ được quảng cáo là ngàn năm tuổi, nhưng sự thực thì có khi chúng chỉ chưa đầy ngàn… ngày tuổi. Lý do: đó là cổ vật “nhái”.

Cách thành phố Thanh Hóa chừng 9km, huyện Đông Sơn nổi tiếng là nơi lưu giữ được nghề đúc truyền thống. Theo chân M., một dân buôn đồ giả cổ đã “rửa tay gác kiếm”, chúng tôi đã tìm đến một làng nghề tại huyện này để nghe những thợ đúc kể về quy trình sản xuất… đồ cổ.

Đồ cổ thật giả lẫn lộn

Kỳ công hơn, những đồ giả cổ như súng thần công bằng đồng, nếu muốn tăng thêm phần “cổ kính”, sau khi được xử lý hóa chất sẽ được thả xuống vùng biển gần bờ để những con hà bám vào. Nhìn vào những “cổ vật” này, người sưu tầm cổ vật “tay mơ” sẽ hoàn toàn tin tưởng cổ vật có niên đại hàng nghìn năm, vừa mới được một đám thợ săn đồ trục vớt được.

So với đồ đồng, quy trình giả cổ của đồ đá còn tinh vi hơn nhiều lần. Các nhà sưu tầm cổ vật kinh nghiệm cho biết, để làm giả tượng đá sa thạch, các “nghệ nhân” khu vực miền Nam Trung Bộ lấy đá trong mỏ đá địa phương (chính là đá được dùng làm cổ vật từ hàng nghìn năm trước). Bức tượng sau khi hoàn thành được tẩm axit để tạo ra các vết mòn. Công đoạn tiếp theo là chôn tượng xuống đất hoặc ngâm vào bể dung dịch có hoà chính loại đất của di tích. Sau một thời gian được ngâm trong lớp bùn loãng, nước và đất ngấm vào trong các thớ đá, vết nứt. Lúc đó khó ai có thể phát hiện ra bức tượng là đồ giả cổ.



Trống đồng giả cổ

Gần đây, để rút ngắn quá trình, một số thợ lấy đá trong chính di tích (đá kê nền nhà, bệ cột) có niên đại rất cổ để làm tượng. Cách làm tương tự được phát hiện với tượng đất nung. Khi tượng đất nung có niên đại sớm (thế kỷ I – thế kỷ III) trở thành thứ cổ vật có giá thì hàng loạt các mộ gạch ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh bị đào bới. Không tìm thấy cổ vật, bọn đào trộm còn gỡ cả những viên gạch mang đi để tạc tượng. Tượng đất nung kiểu “tân thời” này là sự sao chép lại từ các tượng nguyên mẫu với số lượng hạn chế và được hét giá lên đến hàng trăm triệu đồng.

Đồ sứ cổ là loại đồ dễ “nhái” nhất. Đầu tiên, những món đồ sứ bình thường sẽ được ngâm axit để bong bớt lớp vỏ mới ở ngoài. Sau đó, người ta rửa sạch và bôi thật nhiều nhựa cây đu đủ lên, ngâm dưới ao một thời gian năm để cho ốc bám vào ăn hết lớp nhựa đu đủ. Khi đó vớt lên, rửa sạch thì nhìn món đồ đã có rất nhiều lớp thời gian” mà những tay buôn quảng cáo là “đồ cổ vớt dưới biển”.

Một cán bộ của Bảo tàng Quảng Ninh cho biết, do tỉnh có cửa khẩu Móng Cái nên thường xuyên có những vụ tuồn hàng lậu là cổ vật qua biên giới và những tang vật này thường được giao lại cho bảo tàng quản lý. “Chúng tôi nhận thấy trong số này có đến khoảng 60% là cổ vật “rởm”, và loại cổ vật nào cũng có thể bị làm nhái, từ tượng phật, trống đồng đến đồ trang sức bằng đá bán quý (ngọc lưu ly). Nhiều hiện vật được làm giả rất tinh vi khiến chuyên gia giám định cho rằng chúng không phải được làm trong nước mà được “cổ hóa” ở nước ngoài rồi trung chuyển qua Việt Nam”.

Bó tay với tình trạng cổ vật rởm?

Có cách nào để hạn chế tình trạng làm giả cổ vật tràn lan không? Trả lời câu hỏi này, tất cả những người sưu tầm đều lắc đầu ngao ngán: “Làm sao cấm họ được, họ làm như thế không có tội tình gì. Họ nói tôi bán đồ mỹ nghệ, đồ lưu niệm chứ có làm giả cổ vật đâu. Và thế là “cuộc chiến” giữa người làm cổ vật rởm, người mua, người trung gian cứ thế dai dẳng. Ai dại thì chịu thiệt”.

Một chuyên gia trong giới sưu tầm đồ cổ cho rằng hiện nay quy định về làm bản sao đối với cổ vật chưa rõ ràng, dẫn đến tình trạng làm đồ giả cổ tràn lan. Luật Di sản văn hóa có hiệu lực từ năm 2002 quy định về việc làm bản sao cổ vật như sau: bản sao phải đảm bảo có mục đích rõ ràng, có bản gốc để đối chiếu, có dấu hiệu riêng để phân biệt với bản gốc, có sự đồng ý của chủ sở hữu cổ vật và giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá thông tin. Tuy nhiên, như trên đã nói, những người chế bản sao vẫn có thể nại ra lý do đó là đồ thủ công mỹ nghệ để “lách luật”.

Lý giải nguyên nhân khiến tình trạng “lập lờ đánh lận con đen” trong thị trường cổ vật, một chuyên gia khác nhận định: một phần là do chúng ta chưa có một thị trường cổ vật minh bạch. Theo chuyên gia này, hiện nay chưa có một công ty đấu giá cổ vật nào được thành lập, việc định giá cổ vật cũng còn gặp nhiều vướng mắc. “Trước hết phải có một định nghĩa đầy đủ, chi tiết đâu là “báu vật quốc gia”, đâu là “cổ vật loại một”, “cổ vật loại hai”… để dễ dàng trong quản lý và định giá. Thứ hai là phải tổ chức được những phiên đấu giá công khai cổ vật thì những hiện vật lấy cắp hay cổ vật giả mới không xuất hiện trên thị trường. Thị trường minh bạch cho các cổ vật vừa giúp Nhà nước thu được thuế, vừa giảm được tình trạng cổ vật “rởm” như hiện nay”, chuyên gia này nói.

Một số phương pháp phát hiện đồ giả cổ Một chuyên gia trong lĩnh vực sưu tầm đồ cổ cho biết, nếu tinh ý vẫn có thể phát hiện những đồ giả cổ. Ví dụ với trống đồng, đôi khi thợ làm giả cổ không nắm chắc quy luật hoa văn trang trí nên hoa văn trên trống rởm không phù hợp với hình dáng trống “xịn”, kích thước sai so với những tỷ lệ quen thuộc. Ngoài ra, trống đồng cổ được đúc rất mỏng, tạc khắc tinh vi; đồ giả cổ thường nặng hơn vì kỹ thuật đúc không được chú ý.

Với đồ gốm, gốm cổ không có những sản phẩm cùng loại, cùng một kích thước. Vì vậy, nếu phát hiện những sản phẩm gốm màu có cùng kích thước, hoa văn trang trí giống hệt nhau thì chắc chắn, đó là hàng giả. Do bị chôn vùi lâu dưới lòng đất, tùy nơi ruộng cạn hoặc ruộng nước mà độ kiềm lắng đọng trên bề mặt cũng khác nhau, có loại, khi khai quật, trên sản phẩm có một lớp kiềm dày màu vàng hoặc trắng, rất cứng; có loại lại không có ngấn nước nào. Hàng giả cũng có ngấn nước, nhưng ngấn nước này được làm bằng keo trong, khá mỏng, không có độ cứng, khi sờ vào có cảm giác dính.

Theo Dân Trí
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Các chức năng Tìm kiếm trong chủ đề này
Tìm kiếm trong chủ đề này:

Tìm kiếm nâng cao
Kiểu hiển thị

Chức năng
Bạn không được gửi chủ đề mới
Bạn không được gửi bài trả lời
Bạn không được gửi kèm file
Bạn không được sửa bài của mình

vB code: Bật
Smilies: Bật
[IMG] code: Bật
HTML code: Bật
Di chuyển


.: Diễn đàn xây dựng bởi: SangNhuong.com

Các múi giờ đều là GMT +7. Bây giờ là 05:08 PM.